Ba loại Pivot Point khác

Trong lúc chúng ta chọn ra phương pháp tiêu chuẩn để tính Pivot Point thì bạn nên biết rằng có nhiều cách tính PP khác nữa. Chúng tôi sẽ nói về các phương pháp tính khác cũng như công thức tính của các phương pháp đó.

Woodie Pivot Point

R2 = PP + Giá cao nhất – Giá thấp nhất

R1 = (2 x PP) – Giá thấp nhất

PP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + 2 Giá đóng cửa) / 4

S1 = (2 x PP) – Giá cao nhất

S2 = PP – Giá cao nhất + Giá thấp nhất

Bạn thấy rằng công thức tính PP ở trên rất khác với phương thức tiêu chuẩn. Bạn sẽ dùng giá cao nhất và giá thấp nhất khác nhau để tính các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang.

Biểu đồ về Woodie pivot point dưới đây áp dụng cho EURUSD.

Woodie pivot point, các mức hỗ trợ và mức kháng cự là những đường liền nét còn đường nét đứt biểu thị cho các mức được tính thông qua phương pháp tiêu chuẩn.

Biểu đồ về Woodie pivot point

Bởi vì họ có công thức tính khác nhau nên các mức thu được từ cách tính Woodie rất khác so với cách tính tiêu chuẩn. Một số nhà giao dịch thích dùng công thức Woodie vì họ khiến giá đóng cửa mạnh hơn so với chu kỳ trước. Những người khác ưa dùng công thức tiêu chuẩn vì nhiều nhà giao dịch dùng đến công thức này.

Trong bất kỳ trường hợp nào (mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ và ngược lại), bạn nên để mắt đến những mức này khi nó có thể trở thành vùng lợi nhuận nếu bạn dùng công thức Woodie.

Camarilla pivot point

R4 = Giá đóng cửa + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.5000)

R3 = Giá đóng cửa + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.2500)

R2 = Giá đóng cửa + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.1666)

R1 = Giá đóng cửa + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.0833)

PP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa) / 3

S1 = Giá đóng cửa – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.0833)

S2 = Giá đóng cửa – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.1666)

S3 = Giá đóng cửa – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.2500)

S4 = Giá đóng cửa – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.5000)

Công thức Camarlla tương tự với công thứ Woodie. Công thức này cũng dùng giá đóng cửa của ngày hôm trước và tính các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang. Sự khác biệt duy nhất là bạn phải tính 8 mức chính (4 kháng cự và 4 hỗ trợ) và mỗi mức này được nhân với cấp số nhân.

Camarilla pivot point dựa vào ý tưởng giá có xu hướng tự nhiên để quay về trung bình (hoặc trong trường hợp này là giá đóng cửa của ngày hôm trước). Bạn nên mua hoặc bán khi giá chạm mức hỗ trợ thứ ba hoặc mức kháng cự. Tuy nhiên, nếu giá phá vỡ S4 hoặc R4 thì xu hướng trong ngày sẽ mạnh và đến lúc bạn đi theo xu hướng.

Kiểm tra cách tính Camarilla cho nhiều mức khác nhau (đường liền nét) so với các phương thức tiêu chuẩn (đường đứt nét).

Camarilla pivot point

Từ biểu đồ trên bạn có thể thấy giá đóng cửa ngược lại với pivot point. Vì vậy mức kháng cự có khả năng nằm dưới PP hoặc mức hỗ trợ nằm trên PP.

Fibonacci Pivot Point

R3 = PP + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.000)

R2 = PP + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 0.618)

R1 = PP + ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 0.382)

PP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa) / 3

S1 = PP – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 0.382)

S2 = PP – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 0.618)

S3 = PP – ((Giá cao nhất – Giá thấp nhất) x 1.000)

Fibonacci pivot point được xác định bằng cách tính PP đầu tiên giống với phương pháp tiêu chuẩn. Tiếp theo, nhân phạm vi của ngày hôm trước với mức Fibonacci tương ứng. Hầu hết các nhà giao dịch dùng thoái lui 38.2%, 61.8% và 100% vào cách tính. Cuối cùng, bạn có được các mức Fibonacci pivot point khi thêm hoặc trừ số liệu vào.

Hãy xem biểu đồ dưới đây để thấy các mức này được tính thông qua phương pháp Fibonacci (đường nét đậm) khác với các mức được tính bằng phương pháp tiêu chuẩn (đường nét đứt) như thế nào.

Fibonacci Pivot Point

Sự hợp lý đằng sau điều này là nhiều nhà giao dịch dùng tỷ lệ Fibonacci và có người dùng nó cho các mức thoái lui, đường trung bình động, v.v. Bạn hãy nhớ rằng cả Fibonacci và pivot point đều được dùng để tìm mức hỗ trợ và kháng cự. Vì nhiều nhà giao dịch xem xét các mức này nên các mức đó có thể tự hoàn thiện.

Phương pháp pivot point nào là tốt nhất?

Sự thật là không có phương pháp nào tốt nhất vì mọi thứ phụ thuộc tất cả vào cách bạn kết hợp kiến thức về PP với tất cả các công cụ khác trong giao dịch ngoại hối.

Hầu như phần mềm biểu đồ tự động dùng phương pháp tiêu chuẩn để tính các mức PP. Nhưng bây giờ bạn đã biết cách tính và có thể chọn loại phù hợp nhất với bạn!

Đọc thêm: Cách dùng Fibonacci để đặt dùng lỗ

Alpha-trading-hub

Dang-ky-ngay

Facebook   Facebook   Facebook

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Con đường đầu tư hiệu quả là con đường được xây bằng kiến thức vững chắc! Papatrader luôn đồng hành cùng bạn để cập nhật tin tức, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư mỗi ngày!

Tham gia ngay khóa học đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí cho người mới bắt đầu để biết thêm thông tin về các dự án và cập nhật những kiến thức hữu ích!

Nếu bạn có thắc mắc, góp ý hoặc cần hỗ trợ từ Papatrader thì đừng ngại bình luận bên dưới nhé!


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin Mới Nhất

Mô hình 2 đỉnh và phương pháp giao dịch phù hợp

Mô hình 2 đỉnh là mô hình nến báo hiệu đảo chiều có xác suất chính xác khá cao....

First Republic Bank được cứu bởI các ngân hàng lớn của Mỹ

Ít nhất 8 nhà vay lớn nhất Phố Wall đang bơm tiền cho các quỹ của First Republic Bank...

Các mô hình kênh giá thường gặp trên thị trường tài chính

Mô hình kênh giá là một kiến thức quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ...

Credit Suisse được cam kết bơm vốn bởI Ngân Hàng Trung Ương Thụy Sỹ

Ngày 15/03, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cam kết sẽ bơm thanh khoản cho Credit Suisse nếu cần thiết....



Stock
Mở Tài Khoản
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Conversation (1)
Hỗ Trợ Tư Vấn
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Check (1)
Đăng Ký Thành Công
Thông tin của bạn đã được ghi nhận!