Thứ Ba hôm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu để kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế và mở cửa của đất nước vào khoảng 10:45 sáng tại Bắc Kinh (9:45 tối thứ Hai ET).
Tuy nhiên, người ta lại có sự lo sợ hơn sau bài phát biểu này được công bố. Bởi lẽ, liệu ý tưởng về tiến bộ của ông có phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của phương Tây đối với sự kiểm soát nhà nước ít hơn hay không.
Điều đó có thể có những hậu quả đáng kể cho việc Hoa Kỳ có đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay không khi kết thúc lệnh ngừng thuế 90 ngày.
Kỷ niệm ngày 18 tháng 12, cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình dẫn đầu việc tái cấu trúc nền kinh tế vào năm 1978, mở đường cho sở hữu cá nhân trong nhiều ngành công nghiệp và cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận. Nhiều người cho rằng sự thay đổi chính sách đã giúp xóa dịu hàng trăm triệu người thoát nghèo và biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế hiện chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhiều người ở phương Tây nói rằng Trung Quốc đã không đạt được thành công nếu không đánh cắp tài sản trí tuệ và làm suy yếu lực lượng thị trường toàn cầu với sự hỗ trợ của nhà nước. Các nhà phê bình nói thêm rằng, Bắc Kinh đã được hưởng lợi từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 nhưng không tuân theo các cam kết nhằm giảm sự kiểm soát của chính phủ.
Sau khi Xi nắm quyền vào năm 2012, chính sách ban đầu của Bắc Kinh có định hướng thị trường hơn. Nhưng, trong những năm gần đây, hướng đi đã đảo ngược. Báo cáo vào năm 2018 cho biết, khu vực tư nhân của Trung Quốc đang thu hẹp lần đầu tiên sau hai thập kỷ, trái với kỳ vọng được gieo mầm bởi các mục tiêu cải cách kinh tế năm 2013.
Năm nay, Xi bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống cho đất nước do một đảng lãnh đạo. Điều khoản “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc cho kỷ nguyên mới” cũng được thêm vào hiến pháp Trung Quốc.
Trong khi đó, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang tăng cường sức ép đối với Trung Quốc với thuế quan đối với phần lớn hàng xuất khẩu của nước này sang Mỹ. Bắc Kinh đã trả đũa bằng việc áp thuế lên Hoa Kỳ. Từ đó, dẫn đà cho căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặc dù Trump và Xi đã đạt được lệnh ngừng bắn thuế tạm thời vào đầu tháng này, đồng ý không tăng thuế nếu hai nước có thể đạt được một số giải pháp về các vấn đề như chuyển giao công nghệ bắt buộc trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, giám đốc tài chính của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã bị bắt vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ . Điều này lại lằm tăng căng thẳng chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế.