Balance và Equity là gì?

Để bắt đầu giao dịch ngoại hối, bạn cần mở một tài khoản với nhà môi giới ngoại hối nhỏ lẻ hoặc nhà cung cấp CFD. Một khi tài khoản được chấp thuận thì bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản. Tài khoản mới này chỉ nên mở với “quỹ rủi ro” mà bạn có khả năng chấp nhận thua lỗ. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu Balance và equity chi tiết dưới đây.

“Balance” là gì?

“Balance” là số dư tài khoản ban đầu trong tài khoản của bạn hoặc có thể hiểu đơn giản đây là số TIỀN MẶT có trong tài khoản của bạn.

Nếu bạn đặt cọc 1.000 USD thì Balance của bạn là 1.000 USD.

Nếu bạn mở một giao dịch mới thì Balance của bạn sẽ không bị tác động cho đến khi vị trí đó được ĐÓNG.

Balance của bạn chỉ thay đổi theo ba cách sau:

  1. Bỏ thêm tiền vào tài khoản
  2. Đóng vị trí
  3. Giữ vị trí mở qua đêm và nhận/trả phí qua đêm

Mặc dù phí qua đêm không liên quan đến chủ đề này nhưng chúng tôi sẽ miêu tả ảnh hưởng của phí đó lên Balance của bạn. Chỉ cần biết rằng có sự khác nhau giữa một giao dịch diễn ra trong vài tiếng và một giao dịch được giữ qua đêm.

Phí qua đêm là thủ tục chuyển những vị trí đang mở từ giao dịch trong ngày sang ngày khác. Hầu hết các nhà môi giới chỉnh phí qua đêm tự động bằng cách đóng những vị trí đang mở vào cuối ngày và đồng thời mở những vị trí tương tự trong ngày tiếp theo.

Phí swap là phí bạn được nhận hoặc phải trả vào cuối ngày nếu như bạn giữ giao dịch qua đêm. Nếu bạn

Được trả phí swap thì số tiền đó sẽ được cộng thêm vào Balance của bạn.

Phải trả phí swap thì số tiền đó sẽ bị khấu trừ từ Balance của bạn.

Nếu như bạn không giao dịch vị trí có kích thước lớn thì những phí swap này thường không nhiều nhưng có thể tăng dần theo thời gian.

Trong MetaTrader, bạn có thể thấy phí swap trên vị trí đang mở (nếu bạn giữ giao dịch đó nhiều hơn một ngày) bằng cách mở cửa sổ “Terminal” và nhấp chuột vào thanh “Trade”.

swap

P/L chưa xác thực là gì?

Trong nền tảng giao dịch, bạn sẽ thấy lợi nhuận/thua lỗ chưa được xác thực hoặc thả nổi với những con số màu xanh hoặc màu đỏ bên cạnh. Thực chất có hai loại “lợi nhuận hoặc thua lỗ” hay còn gọi là “P/L” khi giao dịch và cả hai đều quan trọng.

P/L chưa được xác thực

Đây là lợi nhuận hoặc thua lỗ trong vị trí đang mở hiện tại của bạn và P/L sẽ được “xác thực” nếu tất cả các vị trí đang mở của bạn được đóng ngay lập tức.

P/L chưa được xác thực còn được gọi là P/L thả nổi do giá trị đang thay đổi liên tục khi vị trí của bạn vẫn đang mở.

Ví dụ: nếu gần đây bạn có một lợi nhuận chưa được xác thực và lợi nhuận đó có thể trở thành thua lỗ chưa được xác thực nếu giá đi ngược lại xu hướng của bạn.

Ví dụ: Thua lỗ Thả nổi

Tài khoản của bạn được tính bằng đồng USD và bạn mua 10.000 đơn vị EUR/USD tại 1.15000. Tỷ giá hối đoái hiện tại của EUR/USD là 1.13000.

Chúng ta sẽ tính P/L thả nổi như sau:

P/L thả nổi = Kích thước vị trí x (Giá hiện tại – Giá vào lệnh)

P/L thả nổi = 10,000 x (1.13000 – 1.15000)

-200 = 10,000 x (- 0.0200)

Vị trí bây giờ đã giảm 200 pip. Do bạn đang giao dịch một mini lot nên mỗi pip sẽ tương ứng 1 USD. Vì vậy thua lỗ thả nổi hiện tại của bạn là 200 USD (200 pip x 1 USD).

Thông thường, khi một thua lỗ tiếp tục thả nổi thì bạn đang hy vọng rằng giá sẽ tăng trở lại. Nếu EUR/USD tăng lên mức giá 1.16000 thì bạn sẽ có lợi nhuận thả nổi. Vị trí hiện tại tăng 100 pip, mỗi pip tương đương 1 USD vì bạn đang giao dịch một mini lot. Bạn sẽ có lợi nhuận thả nổi hiện tại là 100 USD (100 pip x 1 USD).

P/L đã được xác thực

P/L đã được xác thực là lợi nhuận/thua lỗ từ một giao dịch đã được hoàn tất. Nói cách khác, lợi nhuận/thua lỗ của bạn chỉ được xác thực khi các vị trí đều đã được ĐÓNG.

Đây chính là lúc tài khoản balance của bạn sẽ thay đổi để phản ánh bất kỳ lợi nhuận hay thua lỗ nào. Nếu bạn đóng vị trí cùng với lợi nhuận thì balance của bạn sẽ tăng và ngược lại.

Ví dụ: Thua lỗ đã được xác thực

Bạn đang mua 10.000 đơn vị EUR/USD tại mức giá 1.15000. Tỷ giá hối đoái hiện tại của EUR/USD là 1.13000. Sau đó chúng ta sẽ tính P/L thả nổi theo như cách ở trên và thua lỗ đã được xác thực hiện tại của bạn sẽ là 200 USD. Nhưng bạn không thể để thua lỗ thêm được nữa và quyết định đóng giao dịch. Bạn sẽ thấy tài khoản balance của bạn đã được trừ 200 USD thua lỗ.

Balance P/L thả nổi
Trước 1000 USD -200 USD
Sau 800 D

 

* Lợi nhuận đã xác thực cũng sẽ được tính giống như cách trên nhưng lợi nhuận sẽ được cộng vào tài khoản balance của bạn.

Ý nghĩa của “P/L đã xác thực” và “P/L chưa xác thực”

  • Lợi nhuận đã xác thực là lợi nhuận được chuyển sang tiền mặt và được CỘNG VÀO tài khoản balance của bạn.
  • Thua lỗ đã xác thực là thua lỗ đã được chuyển sang tiền mặt và bị TRỪ ĐI từ tài khoản balance của bạn.

Lợi nhuận chưa được xác thực là lợi nhuận lý thuyết hoặc “lợi nhuận trên giấy tờ” và có thể biến mất vào bất cứ lúc nào nếu giá biến động ngược lại với giao dịch. Do đó nếu bạn không đóng vị trí và “xác thực” lợi nhuận của bạn, thì bạn có thể mất một ít hoặc mất hết lợi nhuận.

Lợi nhuận đã được xác thực là lợi nhuận thực và không bị ảnh hưởng khi giá biến động vì nó không còn là một phần trong giao dịch. Đó là số tiền thật và sẽ được cộng vào Balance của bạn. Bạn có thể rút số tiền đó từ tài khoản giao dịch và chuyển sang tài khoản ngân hàng của bạn.

Vốn thực có (Equity) là gì?

Vốn thực có (Equity) biểu thị cho giá trị hiện tại của tài khoản giao dịch và biến động khi nhìn vào nền tảng giao dịch trên màn hình của bạn. Đó là tổng số dư tài khoản và tất cả lợi nhuận/thua lỗ thả nổi từ những vị trí đang mở.

Khi giao dịch hiện tại của bạn tăng hoặc giảm giá trị thì đó là Equity của bạn.

*Cách tính Equity nếu bạn không mở giao dịch

Nếu bạn không mở bất kỳ vị trí nào thì Equity của bạn tương tự với Balance.

Equity = Balance

*Cách tính Equity nếu bạn có các giao dịch đang được mở

Nếu bạn đang mở các vị trí thì Equity là tổng tài khoản balance và P/L thả nổi trong tài khoản của bạn.

Equity = Balance + Lợi nhuận/Thua lỗ thả nổi

Ví dụ:

  • Khi giao dịch hiện tại đang thua lỗ

Equity = Balance + Lợi nhuận/Thua lỗ thả nổi

950 USD = 1000 USD + (-50USD)

  • Khi giao dịch hiện tại đang có lợi nhuận

Equity = Balance + Lợi nhuận/Thua lỗ thả nổi

1.100 USD = 1000 USD + 100 USD

Tài khoản Equity của bạn tiếp tục biến động với giá thị trường hiện tại miễn là bạn đang mở vị trí giao dịch. Equity cho thấy giá trị TẠM THỜI của tài khoản tại thời điểm hiện tại. Đó là lý do vì sao Equity được xem là một “tài khoản balance đang thả nổi” và chỉ trở thành “tài khoản balance thực” nếu bạn đóng tất cả giao dịch ngay lập tức.

Sự khác nhau giữa Balance và Equity

Nếu tài khoản của bạn “ổn định” hoặc không có bất kỳ vị trí nào được mở thì Balance và Equity của bạn bằng nhau.

Nhưng nếu bạn có những vị trí đang mở thì đây là lúc Balance và Equity khác nhau

  • Balance phản ánh lợi nhuận/thua lỗ từ các vị trí đã được đóng.
  • Equity phản ánh lợi nhuận/thua lỗ được tính theo thời gian thực. Equity tham gia vào cả vị trí đang mở và đã đóng.

Khi bạn đang nhìn vào Balance thì nó không phải là số tiền thực. Equity bao gồm lợi nhuận/thua lỗ từ các giao dịch đang mở cho nên Equity biểu thị số tiền thực của bạn.

Bên cạnh đó, việc có một tài khoản Balance rất lớn nhưng Equity lại rất nhỏ là điều có thể xảy ra khi các vị trí đang mở của bạn có thua lỗ thả nổi lớn.

Đọc thêm: Giao dịch ký quỹ là gì?

Alpha-trading-hub

Dang-ky-ngay

Facebook   Facebook   Facebook

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Con đường đầu tư hiệu quả là con đường được xây bằng kiến thức vững chắc! Papatrader luôn đồng hành cùng bạn để cập nhật tin tức, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư mỗi ngày!

Tham gia ngay khóa học đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí cho người mới bắt đầu để biết thêm thông tin về các dự án và cập nhật những kiến thức hữu ích!

Nếu bạn có thắc mắc, góp ý hoặc cần hỗ trợ từ Papatrader thì đừng ngại bình luận bên dưới nhé!


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin Mới Nhất

Lệnh Long – Lệnh Short – Position: Khái niệm và phương pháp giao dịch

Lệnh Long Short và Position là những thuật ngữ cơ bản mà nhà đầu tư cần biết khi tham...

Sàn Crypto lớn nhất thế giới bị thiệt hại hơn 2 tỷ USD

Binance bị rút hàng tỷ đô sau thông tin sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới bị...

Cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra

Giám đốc điều hành của ngân hàng ANZ, ông Shayne Elliott ngày 27/03 cho biết tình trạng hỗn loạn...

CEO của Binance bị kiện vì thường xuyên phá vỡ quy tắc

Trong đơn kiện gửi lên tòa án liên bang hôm 27/3, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai...



Stock
Mở Tài Khoản
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Conversation (1)
Hỗ Trợ Tư Vấn
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Check (1)
Đăng Ký Thành Công
Thông tin của bạn đã được ghi nhận!