Bull Trap, Bear Trap – Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh

Bull Trap và Bear Trap là những thuật ngữ phổ biến trên thị trường tài chính, dùng để chỉ các bẫy giá mà nhà đầu tư cần tránh. Vậy Bull trap, Bear trap là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Papatrader.

Xem thêm: Sàn IQX Trade: Đánh giá nhà môi giới IQX Trade

Sàn Jasfx: Đánh giá nhà môi giới Jasfx

Sàn Zeno Markets: Đánh giá nhà môi giới Zeno Markets

Bull Trap là gì?

Bull Trap còn được gọi là bẫy tăng giá, thường xuất hiện khi giá tăng vọt cắt đường kháng cự, vượt khỏi mô hình kênh giá. Điều này là tín hiệu cho thấy thị trường sắp bước vào giai đoạn tăng giá nhưng khi nhà đầu tư mở lệnh Mua thì giá lại quay đầu giảm sâu.

Khi nhìn vào mô hình nến Nhật dưới đây, bạn có thể thấy giá đã vượt lên đường kháng cự nhưng đây lại là điểm Breakout không thành công. Sau đó, giá đã quay đầu giảm khiến cho các trader đã mở lệnh theo tín hiệu giá bị thua lỗ. Đây chính là bẫy Bull Trap.

Bull trap la gi

Bear Trap là gì?

Ngược lại, Bear trap là bẫy giảm giá, cho tín hiệu giá chuẩn bị bước vào xu hướng giảm. Tuy nhiên, đây lại là tín hiệu ảo nên giá nhanh chóng tăng lên ngay sau đó. Nếu bạn mở lệnh Bán theo tín hiệu của giá thì sẽ bị thua lỗ.

Cùng xem xét ví dụ dưới đây, nhiều cây nến đóng cửa dưới mức hỗ trợ khiến nhiều Trader tin rằng giá đã đảo chiều sang giảm. Nhưng đây là Bear Trap và giá sau đó đã tăng trở lại.

Bear trap la gi

Dù là Bull Trap hay Bear Trap thì đều khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nếu không tránh được bẫy này. Thậm chí, nếu bạn sử dụng Margin thì có thể cháy tài khoản.

Cách nhận biết Bull Trap và Bear Trap

Dựa vào một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn tránh được bẫy giá.

Quan sát khối lượng giao dịch

Tại điểm Breakout, khối lượng giao dịch phải có sự bùng nổ rõ rệt. Điều này chứng tỏ sức mạnh của thị trường. Nếu khối lượng không tăng vọt thì khả năng cao đây sẽ là điểm Breakout thất bại. Hậu quả tiếp theo là các nhà đầu tư bị quét Stop loss, thị trường rơi vào hoảng loạn và Bull Trap hoặc Bear Trap là điều tất yếu. Bạn cũng có thể dựa vào chỉ số MFI hoặc chỉ báo RSI để đo lường sức mạnh thị trường.

Kết hợp các tín hiệu thị trường

Bạn có thể xem xét tình trạng phân kỳ hay hội tụ của thị trường để nhận biết Bull Trap và Bear Trap. Cụ thể là nếu giá cho tín hiệu đảo chiều nhưng đường MA hay chỉ báo MACD vẫn biến động theo xu hướng cũ thì đây có thể là bẫy giá mà bạn cần tránh. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thận trọng quan sát thêm các biến động tiếp theo trước khi quyết định mở lệnh Long Short.

cach nhan biet bull trap bear trap

Theo dõi công cụ Fibonacci

Nếu giá tăng nhưng không thể vượt qua các mốc quan trọng của công cụ Fibonacci như 0,382 – 0,5 – 0,618 thì chứng tỏ lực mua, bán trên thị trường khá yếu. Rất có thể đây là một điểm Breakout thất bại và giá sẽ quay lại xu hướng cũ trước đó.

Kết hợp với các mô hình giá đảo chiều

Thị trường đảo chiều thường sẽ đi kèm với sự xuất hiện của các loại nến sau:

Hoặc các mô hình giá kinh điển như:

Nếu giá vượt đường kháng cự hoặc hỗ trợ mà có sự xuất hiện của các mô hình nến và mô hình giá trên thì tín hiệu đảo chiều sẽ đáng tin cậy hơn. Nhà đầu tư có thể xem xét vào lệnh.

Cách tránh bẫy Bull Trap và Bear Trap

Sau đây là một số lưu ý giúp nhà đầu tư tránh bẫy giá hiệu quả.

Trang bị kiến thức thị trường

Trader cần nắm vững các kiến thức về chỉ báo tín hiệu trên thị trường trước khi tham gia giao dịch. Bạn có thể tham khảo tại các trang cung cấp kiến thức hoặc tham gia các lớp học hướng dẫn giao dịch miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành bằng việc sử dụng các tài khoản Demo để giao dịch và tích luỹ kinh nghiệm.

Ath_banner_khoahoc_400x266

Hạn chế giao dịch tại phiên Breakout

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất là bạn không nên mở lệnh tại phiên Break out. Thay vào đó, bạn có thể đợi cây nến xác nhận xuất hiện sau đó. Nếu tín hiệu tăng giá thì nến xác nhận là nến xanh. Ngược lại, với tín hiệu giảm giá thì nến xác nhận là nến đỏ. Ngoài ra, để an toàn hơn thì trader có thể đợi đến khi giá quay lại retest mức kháng cự hoặc hỗ trợ đã breakout trước đó.

Sử dụng lệnh Stoploss

Bạn cần nghiêm túc tuân thủ điểm cắt lỗ và chốt lời đã đặt ra để bảo vệ tài khoản của bạn. Đặc biệt là trong trường hợp bạn sử dụng đòn bẩy Margin thì việc đặt lệnh Stoploss còn quan trọng hơn nữa. Điểm cắt lỗ phải phù hợp với khả năng chịu rủi ro của bạn. Bạn không nên đặt điểm cắt lỗ quá gần vì khả năng cao bạn sẽ phải dừng lỗ trước khi chốt lời. Nhưng khi đặt lệnh Stoploss ở xa, bạn phải đảm bảo tỉ lệ R:R tối ưu.

Không đua lệnh khi thị trường đột biến

Trong những phiên thị trường hưng phấn tăng hoặc giảm đột biến bạn cần tránh đua lệnh. Việc mở lệnh theo tâm lý đám đông rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn cần thận trọng quan sát thị trường và phân tích chỉ báo kỹ thuật trước khi mở lệnh.

Tóm lại, Bull Trap và Bear Trap là những bẫy giá cần tránh trên thị trường. Để nhận biết Bull Trap và Bear Trap, bạn buộc phải trang bị đầy đủ kiến thức về các chỉ báo và mô hình nến. Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng trong giao dịch, tích luỹ kinh nghiệm để tránh được những bẫy giá nguy hiểm.

Alpha-trading-hub

Dang-ky-ngay

Facebook   Facebook   Facebook

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Con đường đầu tư hiệu quả là con đường được xây bằng kiến thức vững chắc! Papatrader luôn đồng hành cùng bạn để cập nhật tin tức, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư mỗi ngày!

Tham gia ngay khóa học đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí cho người mới bắt đầu để biết thêm thông tin về các dự án và cập nhật những kiến thức hữu ích!

Nếu bạn có thắc mắc, góp ý hoặc cần hỗ trợ từ Papatrader thì đừng ngại bình luận bên dưới nhé!


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin Mới Nhất

Thương vụ chia cổ tức khủng của PepsiCo vào tháng 6

PepsiCo sẽ chia cổ tức với tỷ suất lên đến 2.51%, tương đương 1,265 USD/ cổ phiếu vào...

Tuần 29/05 – 02/06/2023: Những tin tức đáng chú ý trên Phố Wall

Cùng Papatrader cập nhật nhanh chóng những tin tức đáng quan tâm trong tuần sau, từ ngày 29/05 –...

Tiktok Shop khiến những ông lớn khác phải dè chừng

TikTok Shop đang trên đà phát triển, là mối đe dọa đối với những gã khổng lồ thương mại...

Mô hình nến Three White Soldiers (Ba chàng lính trắng)

Mô hình nến Three White Soldiers còn được gọi là mô hình nến Ba chàng lính trắng. Đây là...



Stock
Mở Tài Khoản
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Conversation (1)
Hỗ Trợ Tư Vấn
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Check (1)
Đăng Ký Thành Công
Thông tin của bạn đã được ghi nhận!