Mô hình kênh giá là một kiến thức quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ để xây dựng phương pháp giao dịch phù hợp. Vậy kênh giá là gì? Làm sao để vẽ đường kênh giá và tìm điểm vào lệnh phù hợp? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Mô hình kênh giá là gì?
Kênh giá còn được gọi là Price Channel, bao gồm 2 đường thẳng song song. Trong đó, một đường thẳng nối các đỉnh và đường thẳng còn lại nối các đáy. Đường kênh giá cho thấy xu hướng dao động của giá và đây là một trong những yếu tố quyết định thành công trong giao dịch.
Đặc điểm của đường kênh giá
Sau đây là một vài đặc điểm giúp bạn dễ nhận biết và vẽ thành thạo mô hình kênh giá:
- Một trong 2 đường thẳng của mô hình kênh giá chính là đường Trendline và đường này cần được vẽ trước. Trong xu hướng giảm thì Trendline là đường thẳng nối các điểm đỉnh còn trong xu hướng tăng thì Trendline là đường thẳng đi qua các điểm đáy.
- Đường thẳng ở dưới đóng vai trò như đường hỗ trợ nâng đỡ giá còn đường thẳng bên trên là đường kháng cự.
- Kênh giá càng dốc chứng tỏ xu hướng càng yếu và dễ phá vỡ.
>> Xem thêm: Đường kênh giá là gì? Các mô hình kênh giá phổ biến trong thị trường tài chính
Cách vẽ đường kênh giá
Trước tiên bạn cần xác định xu hướng thị trường, việc này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo những đặc điểm sau:
- Xu hướng tăng: Đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
- Xu hướng giảm: Đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Sau khi đã xác định xu hướng thì tuỳ vào trường hợp cụ thể mà bạn sẽ có cách vẽ khác nhau.
Mô hình kênh giá tăng
Đây là mô hình xuất hiện trong xu hướng tăng. Trước tiên, bạn cần vẽ đường Trendline, là một đường thẳng hướng lên đi qua càng nhiều đáy càng tốt. Đây là đường kênh giá dưới, đóng vai trò như đường hỗ trợ. Sau đó, bạn tiếp tục vẽ đường thẳng song song với đường Trendline. Đường thẳng này phải đi ngang qua hầu hết các đỉnh, đặc biệt là đỉnh gần nhất. Đây chính là đường kháng cự của kênh giá.
Mô hình kênh giá giảm
Mô hình xuất hiện khi thị trường trong xu hướng giảm. Theo đó, bạn cần vẽ đường Trendline hướng xuống và đi qua các đỉnh của biểu đồ. Đây cũng chính là đường kháng cự. Từ đường thẳng này, bạn tiếp tục vẽ một đường song song đi qua hầu hết các đáy, đặc biệt là đáy gần nhất. Đây cũng là đường hỗ trợ của mô hình kênh giá.
Mô hình kênh giá đi ngang
Nếu thị trường sideway không rõ xu hướng thì cả 2 đường thẳng của đường kênh giá đều đóng vai trò như đường Trendline. Bạn chỉ cần vẽ 2 đường thẳng song song, một đường đi qua hầu hết các đỉnh và đường còn lại đi qua hầu hết các đáy.
Giao dịch với mô hình kênh giá
Bạn có thể chọn cách giao dịch thuận xu hướng. Theo đó, bạn sẽ đặt lệnh Mua khi giá về tiệm cận đường hỗ trợ và đặt lệnh Bán khi giá chạm đường kháng cự. Đến 1 lúc nào đó, giá sẽ vượt khỏi đường kênh giá, đây chính là dấu hiện cho thấy thị trường đảo chiều hoặc đi ngang tích luỹ tại 1 vùng giá mới.
Bạn cũng có thể xem điểm phá vỡ đường kênh giá (Breakout) này như một điểm vào lệnh lý tưởng. Bạn có thể đặt lệnh Mua khi giá phá vỡ đường kháng cự của kênh giá giảm để đón đầu đợt tăng mới. Hoặc bạn có thể đặt lệnh Bán khống khi giá phá vỡ đường hỗ trợ của kênh giá tăng vì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều giảm điểm.
Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro khi giao dịch, bạn vẫn cần xem xét thêm các chỉ báo khác, ví dụ như các mô hình nến đảo chiều sau đây:
Mô hình kênh giá là một khái niệm cơ bản trong thị trường tài chính giúp bạn dễ dàng xác định xu hướng và lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cắt lỗ và chốt lời để hạn chế rủi ro và tối đa lợi nhuận.