Cấu trúc thị trường ngoại hối là gì?, Thị trường ngoại hối thường rất độc quyền và chỉ có duy nhất một chuyên gia kiểm soát giá. Giá có thể dễ dàng thay đổi thành lợi nhuận của chuyên gia mà không phải nhà giao dịch vì mọi giao dịch phải thông qua chuyên gia này.
Trong thị trường ngoại hối, chuyên gia buộc phải thực hiện lệnh theo thứ tự của từng khách hàng. Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến số lượng người bán nhiều hơn người mua. Trong trường hợp này là những người bán bị bỏ lại với nhiều cổ phiếu mà người đó không thể bán cho bên người mua.
Để ngăn ngừa trường hợp này xảy ra, chuyên gia sẽ mở rộng phí chênh lệch hoặc tăng chi phí giao dịch để ngăn người bán bước vào thị trường. Nói cách khác, các chuyên gia có thể vận dụng tỷ giá mà họ đưa ra để phù hợp với điều họ cần.
Ngoại hối giao ngay là phi tập trung
Không giống như giao dịch chứng khoán hay hợp đồng tương lai, bạn không cần đến sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ với một giá. Trong thị trường ngoại hối, không có một giá đơn lẻ cho một loại tiền tệ tại bất kỳ thời điểm nào, điều này có nghĩa là những nhà môi giới tiền tệ đều có các tỷ giá khác nhau.
Thị trường này rất lớn và các nhà môi giới cạnh tranh rất khốc liệt, do đó hầu như lúc nào bạn cũng sẽ có nhà môi giới tốt nhất cho mình. Ngoài ra, bạn còn có thể giao dịch ngoại hối ở bất cứ đâu.
Cấu trúc thang thị trường ngoại hối
Mặc dù thị trường ngoại hối là phi tập trung nhưng nó không hề đơn giản và hoàn toàn hỗn loạn. Dưới đây là hình minh họa để chúng ta hiểu rõ hơn:
Nằm trên cùng là thị trường liên ngân hàng gồm các ngân hàng lớn nhất trên thế giới và một số ngân hàng nhỏ hơn. Những người tham gia thị trường này giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua dịch vụ môi giới điện tử (EBS) hoặc Reuters Dealing.
Ví dụ thực tế
Cuộc cạnh tranh giữa EBS và Reuters Dealing tương tự như Coca Cola và Pepsi. Cả hai công ty này cung cấp hầu hết các cặp tiền tệ và một số cặp tiền tệ thanh khoản nhiều hơn cặp khác. Đối với nền tảng EBS thì EUR/USD, USD/JPY, EUR/JPY, EUR/CHF và USD/CHF được thanh khoản nhiều hơn; nhưng đối với nền tảng Reuters là GBP/USD, EUR/GBP, USD/CAD, AUD/USD và NZD/USD.
Mọi ngân hàng đều là một phần của thị trường liên ngân hàng và chúng ta có thể thấy mức giá từ mỗi bên đưa ra và có thể thỏa thuận với những mức giá đó.
Tiếp theo đó là quỹ đầu tư, các công ty, môi giới thị trường nhỏ lẻ và ECN bán lẻ. Họ không có mối quan hệ tín dụng chặt chẽ với những người tham gia thị trường liên ngân hàng, vì vậy họ phải giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại. Lãi suất của họ cao hơn một chút và mắc hơn những người thuộc thị trường liên ngân hàng.
Cuối cùng là các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Chúng ta đã từng rất khó khăn khi tham gia thị trường ngoại hối nhưng nhờ internet, giao dịch điện tử và các nhà môi giới nhỏ lẻ thì những rào cản đều được xóa sạch. Bên cạnh đó, chúng ta còn có cơ hội giao dịch lâu dài với những bậc thang cao hơn trên kia cùng với mức giá rẻ.