Chỉ số MFI là một yếu tố trong phân tích kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Việc ứng dụng thành thạo chỉ số MFI sẽ giúp tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong giao dịch.
Xem thêm: Sàn IQX Trade: Đánh giá nhà môi giới IQX Trade
Sàn Jasfx: Đánh giá nhà môi giới Jasfx
Sàn Zeno Markets: Đánh giá nhà môi giới Zeno Markets
Định nghĩa chỉ số MFI
MFI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Money Flow Index, dịch sang tiếng Việt sẽ là chỉ báo dòng tiền. Đây là một chỉ báo tài chính phản ánh sức mạnh dòng tiền trong thời gian cụ thể. Dựa vào đây, nhà đầu tư có thể biết thị trường đang trong trạng thái quá mua, quá bán hay phân kỳ. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận định xu hướng giá và khả năng đảo chiều của giá dựa vào MFI. Tất cả những điều này nhằm giúp bạn đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường.
Đặc điểm của chỉ số MFI
Chỉ số MFI được phát triển dựa trên nền tảng của chỉ báo RSI. Theo đó, chỉ số MFI phản ánh thị trường toàn diện hơn do có sự kết hợp của yếu tố khối lượng. Biểu đồ MFI sẽ giao động trong biên độ từ 0-100. Khi MFI hướng xuống và tiến về 0 tức là phe bán đang chiếm ưu thế trên thị trường. Nếu MFI dưới 20 thì thị trường đang nằm trong tình trạng quá bán. Khi MFI tiến gần về phía đường 100 cho thấy lực mua đang tăng lên. Nếu chỉ số MFI trên 80 chứng tỏ thị trường đang trong vùng quá mua.
Nhược điểm của MFI
Không có yếu tố kỹ thuật nào mang tính chính xác 100%. Do đó, chỉ số MFI cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, ví dụ tín hiệu của MFI sẽ bị nhiễu khi được xác định trong khung thời gian ngắn. Vì thế, MFI thường mang tính tương đối và bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác ví dụ như chỉ báo MACD hay chỉ báo Bollinger Band trước khi vào lệnh nhằm hạn chế rủi ro khi giao dịch.
Cách ứng dụng chỉ số MFI khi giao dịch
Nhận diện xu hướng giá
Khi quan sát biểu đồ MFI, bạn cần chú ý đến mốc 50. Nếu đường MFI trên mốc 50 thì thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi chỉ số MFI dưới mốc 50 thì thị trường đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kết hợp quan sát thêm các chỉ báo khác như mô hình kênh giá hay đường MA để tăng tính chính xác.
Tận dụng tín hiệu đảo chiều
MFI có thể sẽ phản ánh tín hiệu đảo chiều tương đối sớm thông qua hiện tượng phân kỳ. Điều này xảy ra khi biến động giá lệch pha so với biến động của MFI. Ví dụ như giá đang trong xu hướng tăng nhưng chỉ số MFI đã tạo đỉnh và bắt đầu giam. Hoặc ngược lại, giá đang giảm nhưng chỉ số MFI đã tạo đáy và bắt đầu tăng. Đây là những tín hiệu đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, chỉ số MFI sẽ đưa ra những tín hiệu tương đối sớm, do đó bạn cần kết hợp quan sát thêm các mẫu hình đảo chiều như mô hình 2 đỉnh hay mô hình vai đầu vai.
Giao dịch thuận xu hướng
Với phương pháp này thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán khi MFI ở vùng quá mua. Khi MFI trên mức 80 cho thấy thị trường đã trải qua một đợt tăng giá dài và động lựa tăng giá đã dần cạn kiệt. Vì thế giá sẽ sớm quay đầu giảm.
Ngược lại, bạn có thể đặt lệnh mua khi đường MFI ở vùng quá bán. Nếu MFI dưới 20 cho thấy giá đã đi vào vùng đáy và sẽ sớm bật tăng trở lại.
Để chính xác hơn thì bạn có thể đợi sự xuất hiện của các cây nến xác nhận hoặc nến đảo chiều như nến sao hôm hoặc nến sao mai.
Hy vọng với tất cả những kiến thức về chỉ báo MFI ở trên, bạn đã có thể áp dụng vào giao dịch và thu được thật nhiều lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, bạn vẫn phải luôn thật cẩn trọng và quản trị rủi ro thật tốt trước khi quyết định đặt lệnh.