Đường MA là một chỉ báo phân tích kỹ thuật quen thuộc, thường được nhà đầu tư sử dụng trong việc dự đoán thị trường cũng như đưa ra quyết định vào lệnh hoặc thoát lệnh. Kết hợp cùng với các chỉ báo khác như đường Bollinger Band, đường MACD,… thì bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về thị trường và dễ dàng tối ưu lợi nhuận.
Đường MA là gì?
Chỉ báo MA được tính dựa trên các điểm dữ liệu đã có. Tuỳ theo khoảng thời gian cụ thể muốn xem xét mà nhà đầu tư có thể lựa chọn thời gian phù hợp. Ví dụ MA ngắn hạn trong 10, 20 ngày, MA trung hạn trong 50 ngày hoặc MA dài hạn trong 100 hay 200 ngày. Càng về ngắn hạn thì độ trễ so với giá của đường MA sẽ càng cao.
Các công cụ phân tích kỹ thuật hiện nay đều tích hợp nhiều kiểu chỉ báo MA để người dùng lựa chọn tùy theo mục đích đầu tư. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán xu hướng giá.
Các đường MA thông dụng
Ngoài các chỉ báo MA nói trên thì nhà đầu tư có thể xem xét thêm các chỉ báo MA nâng cao, ví dụ như:
- Simple Moving Average (SMA)
- Average (WMA)
- Exponential Moving Average (EMA)
Trong đó, mỗi loại chỉ báo MA sẽ có công thức tính và mang ý nghĩa khác nhau.
>> Xem thêm tại: Chỉ báo MA là gì? Cách sử dụng các đường MA trong đầu tư tài chính
Ý nghĩa chỉ báo MA
Nhà đầu tư có thể dùng chỉ báo MA trong các trường hợp sau:
Xem xét xu hướng giá
Thông thường, chỉ báo MA hướng lên chỉ báo cho xu hướng tăng giá và hướng xuống để báo hiệu khi thị trường bước vào chu kỳ giảm. Nếu đường MA nằm ngang thì thị trường đang trong trạng thái sideways.
Do đó, nhà đầu tư có thể xem đường MA tương tự như đường hỗ trợ và kháng cự của biểu đồ. Một chỉ báo MA 50 ngày, 100 ngày hay 200 ngày có xu hướng đi lên sẽ tạo thành đường hỗ trợ. Do đó, khi giá hồi về gần chỉ báo MA chính là thời điểm lý tưởng để bạn mua vào.
Ngược lại, chỉ báo MA đi xuống trong thời gian dài sẽ trở thành đường kháng cự, giá sẽ thường nằm dưới đường MA nên nhà đầu tư cần bán ra khi giá hồi lên gần đường MA.
Nhược điểm của chỉ báo MA là dễ bị nhiễu trong thị trường đi ngang (sideways) vì giá và đường MA sẽ cắt nhau khá nhiều lần. Lúc này, nếu chỉ dựa vào chỉ báo MA thì sẽ rất khó đưa ra quyết định.
Tìm điểm vào lệnh
Khi đường giá cắt đường MA thì đó sẽ là điểm ra hoặc vào lệnh lý tưởng. Bạn nên mua khi giá phá vỡ chỉ báo MA ở xu hướng giảm nếu đồ thị nến hiển thị một cây nến tăng với khối lượng giao dịch đáng kể. Ngược lại, bạn nên bán khi giá phá vỡ chỉ báo MA ở xu hướng tăng nếu điểm phá vỡ là một cây nến giảm.
>> Xem thêm: Mô hình nến Forex
Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát một số dấu hiệu sau đây:
- Đường SMA20 vượt lên SMA50 thì xác định xu hướng tăng trong dài hạn.
- Nếu đường giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 hoặc khi 3 đường chạm nhau và hướng lên thì xu hướng giá tăng đã được xác nhận rõ ràng.
- Đường giá cắt xuống đường SMA20 báo hiệu xu hướng giảm trong ngắn hạn.
- Giá cắt xuống chỉ báo SMA50 hoặc SMA100 thì báo hiệu xu hướng giảm trung hạn.
Nhà đầu tư cần sử dụng thêm những công cụ hoặc phương pháp khác để xác nhận tín hiệu rõ ràng vì dấu hiệu giao cắt đường giá và chỉ báo MA vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro.
Lưu ý khi sử dụng đường MA
Nhà đầu tư cần chú ý những điều sau để tăng tính chính xác của chỉ báo MA:
- Không nên chọn quá nhiều chỉ báo MA để tránh bị nhiễu khi theo dõi biểu đồ
- Tránh chọn khoảng thời gian quá dài hoặc quá ngắn vì đường MA sẽ phản ánh không chính xác thị trường
- Tốt nhất là trong dài hạn nên chọn đường MA(100) hoặc MA(200). Đối với ngắn hạn thì nhà đầu tư có thể chọn SMA(10), SMA(14), SMA(20). Nếu xem xét trung hạn thì bạn nên chọn đường SMA(50).
Đường MA là một chỉ báo tương đối chính xác nếu nhà đầu tư biết cách ứng dụng để quan sát thị trường. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và tối đa hoá lợi nhuận.