Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Một số người phản đối rằng mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự bị phá vỡ nếu thị trường thực sự đóng mức đó trong quá khứ.
Hãy nhìn vào ví dụ tương tự ở trên và xem điều gì đã xảy ra khi giá thực sự đóng mức hỗ trợ 1.4700 trong quá khứ.
Trong trường hợp này, giá đã đóng dưới mức hỗ trợ 1.4700 nhưng không tăng trở lại trên mức đó. Nếu bạn tin rằng đây là một điểm phá vỡ thực và bán cặp này, thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhìn vào biểu đồ bây giờ bạn có thể thấy và dẫn đến kết luận rằng mức hỗ trợ không thực sự bị phá vỡ; nó vẫn tồn tại và thậm chí mạnh hơn.
Để giúp bạn lọc những tín hiệu phá vỡ sai này, bạn nên nghĩ mức hỗ trợ và mức kháng cự là “vùng” nhiều hơn là những con số cứng nhắc.
Có một cách để giúp bạn tìm thấy những khu vực này là phác họa mức hỗ trợ và mức kháng cự thành biểu đồ đường hơn là biểu đồ nến vì biểu đồ đường chỉ cho bạn thấy giá đóng cửa trong khi biểu đồ nến có thêm những mức cao và mức thấp trong biểu đồ. Những mức cao và thấp này có thể gây hiểu lầm bởi vì chúng chỉ là phản ứng “knee-jerk” của thị trường
Bạn không muốn phản xạ của thị trường khi phác họa mức kháng cự và mức hỗ trợ mà chỉ muốn phác họa những biến động cố ý mà thôi.
Nhìn vào biểu đồ đường, bạn muốn phác họa các đường hỗ trợ và đường kháng cự xung quanh khu vực bạn có thể thấy giá đang hình thành một số đỉnh hoặc đáy.
Những điều thú vị khác về mức kháng cự và mức hỗ trợ
- Khi giá phá vỡ mức kháng cự thì mức kháng cự đó có thể trở thành mức hỗ trợ tạm thời.
- Giá càng kiểm tra mức kháng cự/hỗ trợ thường xuyên mà không phá vỡ các mức đó thì khu vực kháng cự/hỗ trợ đó càng mạnh.
- Khi mức hỗ trợ/kháng cự phá vỡ, sức mạnh của biến động tiếp theo tùy thuộc vào mức kháng cự/hỗ trợ đó được giữ vững thế nào.