Lý thuyết sóng Elliot là công cụ giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường trong thời gian ngắn và trung hạn.
Tìm hiểu nguồn gốc lý thuyết sóng Elliot
Quay lại những năm 1920 – 1930, Ralph Nelson Elliot là một thiên tài điên khùng và là kế toán chuyên nghiệp. Ông đã phân tích dữ liệu chứng khoán kỹ lưỡng trong 75 năm và khám phá ra rằng thị trường chứng khoán tưởng như rất biến động nhưng thực ra không phải như vậy.
Vào năm 66 tuổi, ông đã tập hợp đủ bằng chứng (và sự tự tin) để chia sẻ khám phá của ông cho thế giới. Bên cạnh đó, ông đã xuất bản cuốn sách “The Wave Principle” – Nguyên tắc của con sóng.
Theo ông, thị trường được giao dịch trong chu kỳ lặp đi lặp lại do tâm lý của các nhà đầu tư bị tác động từ thông tin bên ngoài (CNBC, Bloomberg, ESPN) hoặc tâm lý của đám đông tại thời điểm đó.
Elliot đã giải thích rằng những đợt tăng và giảm của giá là do tâm lý chung luôn xuất hiện trong cùng mô hình lặp đi lặp lại và được gọi là sóng. Ông tin rằng nếu bạn có thể xác định chính xác mô hình lặp lại của giá thì bạn có thể dự đoán giá sẽ đi về hướng nào (hoặc không về hướng nào). Điều này khiến lý thuyết sóng Elliot thu hút các nhà giao dịch vì nó đem đến cách xác định các điểm mà giá có khả năng đảo ngược tại đó. Nói cách khác, Elliot đã cho ra đời một hệ thống cho phép các nhà giao dịch bắt được đỉnh và đáy.
Bạn cần tìm hiểu rõ về phân dạng* trước khi đi sâu vào lý thuyết sóng Elliot.
*phân dạng là cấu trúc có thể được chia ra làm nhiều phần, mỗi phần rất giống với phần tổng thể.
Sóng đẩy
Elliot cho thấy rằng thị trường giao dịch di chuyển trong mô hình sóng 5-3. Mô hình 5 sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy và mô hình 3 sóng cuối cùng được gọi là sóng điều chỉnh.
Trong mô hình này, sóng 1, 3, 5 vận động có nghĩa là nó đi cùng với xu hướng tổng quan, còn sóng 2 và 4 là sóng điều chỉnh. Bạn đừng nhầm lẫn sóng 2 và 4 với mô hình điều chỉnh ABC (sẽ được đề cập trong phần tiếp theo) nhé!
Hãy xem mô hình 5 sóng đẩy dưới đây:
Chúng tôi sẽ dùng ví dụ này trong thị trường chứng khoán như ông Elliot, nhưng bạn có thể dùng trong thị trường tiền tệ, hàng hóa, trái phiếu, vàng, hoặc dầu…
Sóng 1
Thị trường chứng khoán tăng lên lần đầu tiên. Điều này thường xảy ra do một số người cảm thấy giá cổ phiếu rẻ nên đây là thời điểm tốt để mua vào. Hành động này khiến giá tăng cao.
Sóng 2
Tại điểm này, một số người đã mua trong con sóng đầu cảm thấy cổ phiếu đã có giá trị và chốt lời. Điều này khiến cổ phiếu giảm nhưng sẽ không quay lại mức thấp trước đó.
Sóng 3
Đây thường là sóng dài nhất và mạnh nhất. Cổ phiếu được công chúng chú ý đến. Nhiều người muốn mua cổ phiếu và điều này khiến giá của cổ phiếu tăng mạnh. Con sóng này thường phá vỡ mức cao được tạo ra tại điểm kết thúc sóng 1.
Sóng 4
Các nhà giao dịch chốt lời vì cổ phiếu trở nên đắt đỏ. Con sóng này thường yếu vì nhiều người vẫn nghĩ cổ phiếu sẽ tăng và chờ “mua ở giá thấp”.
Sóng 5
Đây là thời điểm nhiều người tham gia vào cổ phiếu và dẫn đến kích động. Bạn thường bắt đầu thấy CEO của công ty trên trang bìa của các tạp chí nổi tiếng như Nhân vật của năm.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu trước khi giá quá cao. Những người bán bắt đầu bán cổ phiếu và hành động này tạo nên mô hình ABC.
Sóng đẩy mở rộng
Một điều bạn cần biết về lý thuyết sóng Elliot là một trong ba sóng đẩy (1, 3 hoặc 5) luôn được “mở rộng”. Nói đơn giản, sẽ luôn luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại. Theo Elliot, sóng 5 thường là sóng mở rộng nhưng ngày càng có nhiều người cho rằng sóng ba mới là sóng mở rộng.
Lý thuyết sóng Elliot điều chỉnh
Xu hướng của con sóng thứ 5 được điều chỉnh và đảo ngược bởi 3 sóng ngược với xu hướng. Các chữ cái được dùng thay cho con số để đánh dấu sự điều chỉnh.
Lưu ý: chúng ta đang dùng ví dụ trong thị trường tăng giá không có nghĩa là lý thuyết sóng Elliot không hoạt động trên thị trường giảm giá.
Mô hình sóng 5-3 trông như sau: