Mô hình Cốc tay cầm là một mô hình biểu đồ quan trọng được các nhà giao dịch chứng khoán hay forex thường sử dụng để nắm bắt sự bùng nổ và đột phá của giá. Mô hình Cốc và Tay Cầm còn được gọi với tên Cup and Handle Pattern.
Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu chiến lược giao dịch Cốc và Tay Cầm này. Bây giờ chúng ta cùng đi sâu hơn vào mô hình Cup and handle khi hiểu nó cũng giống như bạn sở hữu một món vũ khí lợi hại trong tay bạn trước việc bắt đầu giao dịch.
Xem thêm: Bull Market và Bear Market là gì?
Mô hình Cốc Tay Cầm (Cup and Handle Pattern) là gì?
Mô hình Cup and handle là một mẫu biểu đồ đảo chiều tăng (có thể là sau khi điều chỉnh hoặc xu hướng giảm dài hạn).
Mô hình Cốc Tay Cầm có 2 phần:
- Cốc – thị trường có dấu hiệu chạm đáy khi nó đã bật khỏi mức thấp và đang đạt mức cao hơn đối với kháng cự
- Tay cầm – sự hợp nhất chặt chẽ được hình thành dưới kháng cự
Đặc điểm mô hình Cốc Tay Cầm (Cup and Handle Pattern):
Sau khi phần Cốc được hình thành, thị trường cho thấy giá giảm và chạy trong đường kênh giá (trendline) giảm tức là phần Tay Cầm.
Tiếp theo, cách giá phản ứng tại kháng cự rất quan trọng vì nó cho bạn biết liệu có còn áp lực bán đang rình rập xung quanh hay không.
Nếu bạn thấy một đợt bán tháo lớn từ kháng cự, nó sẽ vô hiệu hóa mô hình Cốc và Tay Cầm và nó cho bạn biết thị trường chưa sẵn sàng để tăng cao hơn.
Nhưng, nếu bạn nhận thấy rằng giá đang giữ vững ở mức Kháng cự và khối lượng Mua nhiều (Volume mua), thì đó là một dấu hiệu của sức mạnh tăng vì nó cho bạn biết người mua sẵn sàng mua ở những mức giá cao hơn này, và mô hình Cốc và Tay Cầm được xác nhận hình thành.
Cuối cùng, khi giá vượt khỏi ngưỡng kháng cự, mô hình Cốc Tay Cầm đã được xác nhận là giá trên thị trường sẵn sàng tăng cao hơn
Mẹo về mô hình: Các mô hình cốc tay cầm tốt nhất có mức thoái lui yếu trên tay cầm (không quá 1/3 cốc). Hoặc thoái lui đến vùng fibo 0.236 hoặc 0.382
Xem thêm: Đánh giá nhà môi giới Alpha Trading Hub
Những lỗi phổ biến khi giao dịch mô hình Cốc Tay Cầm
Để hình thành Tay Cầm, giá phải tiếp cận đường kháng cự và hình thành một sự hợp nhất chặt chẽ (còn được gọi là tích tụ).
Tại thời điểm này, nhiều nhà giao dịch sẽ tự nghĩ: Giá đang ở mức kháng cự, đây là điểm để bán. Bây giờ, điều đó sẽ đúng nếu giá tạo ra động lực mạnh mẽ di chuyển đến kháng cự và giá bị từ chối mạnh mẽ.
Nhưng nếu giá tiếp cận kháng cự và hình thành sự tích tụ, hoặc đóng nến cao hơn đối với kháng cự, thì bạn cần biết rằng đây là một dấu hiệu của hiện tại khối lượng mua chờ sẵn lớn hơn khối lượng bán, cho thấy khả năng giá sẽ tăng mạnh.
Đây là một khái niệm rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật không chỉ áp dụng cho mô hình Cup and Handle. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro giao dịch trước khi vào lệnh, bạn cần chắc chắn các mô hình giá đã được xác nhận hoàn toàn.
Xem thêm: Cách giao dịch mô hình Bearish & Bullish Pennant
Cách giao dịch mô hình biểu đồ Cup and Handle hiệu quả:
Điều kiện để xác nhận mô hình Cốc Tay Cầm (Cup and Handle Pattern) hình thành thành công khi giá tăng phá vỡ trên mức Handle – đó là nơi bạn có thể tham gia giao dịch.
Có 2 cách để bạn xem xét vào lệnh:
- Chờ nến đóng cửa trên đường kháng cự rồi mới vào lệnh.
- Đặt sẵn lệnh chờ Buy Stop tại một điểm cao hơn cao hơn kháng cự tức là ở mức cao hơn Tay Cầm.
Ưu và nhược điểm của cả hai cách:
Chờ nến đóng cửa trên đường kháng cự rồi mới vào lệnh:
Ưu điểm của cách này là bạn sẽ tránh được các rủi ro của sự phá vỡ giả (fakeout)
Tuy nhiên, đôi khi thị trường đóng cửa cao hơn nhiều và bạn nhận được một điểm vào không tốt nữa. Điều này dẫn đến một điểm dừng lỗ xa và kích thước vị thế sẽ nhỏ hơn trong giao dịch của bạn.
Xem thêm: Fibonacci Extension là gì và cách giao dịch
Đặt sẵn lệnh chờ Buy Stop tại một điểm cao hơn cao hơn kháng cự:
Điểm hay của lệnh Buy Stop là điểm vào lệnh của bạn sẽ ở trên mức cao của Tay Cầm, và nếu đột phá là có thật, thì đó là một trong những mức giá tốt nhất giúp bạn tối ưu được lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Tuy nhiên, thị trường có thể làm một Breakout sai và bạn sẽ dính stoploss lệnh giao dịch ở mức cao.
Do đó không có cách nào tiếp cận tốt nhất. Bạn nên giao dịch theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất – điều này dẫn đến ít lỗi và nhất quán hơn trong thời gian dài bạn rút kinh nghiệm.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa lệnh Buy Limit và Sell Stop
Điểm dừng lỗ của mô hình Cốc và Tay Cầm ở đâu?
Điểm dừng lỗ của mô hình Cốc Tay Cầm thường là điểm nằm dưới phần Tay Cầm 1 vài bips. Tuy nhiên thị trường Forex là thị trường biến động không thể biết chắc chắn trước điều gì, do đó nên trong mỗi lệnh giao dịch bạn luôn cần phải tính toán cẩn thận, xem xét thêm các chỉ báo kỹ thuật khác và quản lý vốn tốt để hạn chế thua lỗ nặng.
Lưu ý:
Khi giá đã khớp lệnh và có lợi nhuận, bạn nên dời điểm stoploss ban đầu lên điểm vào lệnh để giữa mức rủi ro bằng 0, hoặc có thể dời lên điểm có 1 phần lợi nhuận.
Nếu bạn đặt sẵn lệnh Buy Stop nhưng giá không khớp và mô hình giao dịch bị phá huỷ thì bạn nên bỏ lệnh đó và chờ thời điểm thích hợp để được điểm vào tốt hơn, không nên fomo bắt lệnh đuổi, tránh bị thua lỗ nặng.
Ngoài ra, bạn nên quản lý vốn chặt chẽ và chia đều khối lượng mỗi lệnh giao dịch phù hợp với đòn bẩy của lệnh đó để đảm bảo tỉ lệ Risk:reward (RR) < 1.
Xem thêm: Đánh giá nhà môi giới Zeno Markets
Xem thêm: Đánh giá nhà môi giới ASX Markets