Cùng tìm hiểu qua các mô hình tam giác trong phân tích kĩ thuật. Mô hình hình có vẻ đơn giản nhưng cực kì hiểu quả và thực sự lợi hại.
Mô hình tam giác cân
Tam giác cân là mô hình có đường nối của các đỉnh và đường nối của các đáy tụ lại thành một diểm tạo ra một hình tam giác.
Điều đang xảy ra trong mô hình này là thị trường đang tạo ra những đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn, có nghĩa là người mua lẫn người bán không đủ lực đẩy giá để tạo nên một xu hướng rõ ràng. Nếu đây là trận đấu giữa người mua và người bán thì kết quả đang hòa nhau và đây cũng là một dạng khác của hợp nhất.
Trong biểu đồ trên chúng ta có thể thấy cả người mua và người bán không thể đẩy giá theo đúng xu hướng và chúng ta sẽ có được đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn.
Khi hai cạnh tiến gần nhau hơn có nghĩa là khả năng phá vỡ sắp xảy ra. Chúng ta không biết giá sẽ đi theo chiều nào nhưng chúng ta biết thị trường sắp phá vỡ và giá sẽ đi về một phía.
Chúng ta có thể đặt lệnh bên trên cạnh của các đỉnh thấp hơn và bên dưới cạnh của các đáy cao hơn do giá đang chuẩn bị phá vỡ và chúng ta có thể đi theo bất kỳ xu hướng nào trong thị trường.
Trong ví dụ này, nếu chúng ta vào lệnh bên trên cạnh của đỉnh thấp hơn thì chúng ta có lợi nhuận. Nếu vào lệnh khác bên dưới cạnh của đáy cao hơn thì bạn sẽ hủy bỏ lệnh đó ngay khi giá chạm vào lệnh đầu tiên.
Tam giác tăng dần
Loại tam giác này xuất hiện gồm có mức kháng cự và cạnh của đáy cao hơn. Những gì xảy ra trong thời gian này là người mua không thể vượt qua một mức xác định. Tuy nhiên, họ đang bắt đầu đẩy giá lên cao và những đáy cao hơn xuất hiện.
Trong biểu đồ trên, bạn có thể thấy người mua bắt đầu tăng sức mạnh vì họ đang tạo ra các đáy cao hơn. Họ tiếp tục tạo áp lực lên trên mức kháng cự và kết quả là phá vỡ xảy ra.
Câu hỏi bây giờ là nên đi về hướng nào? Liệu người mua có thể phá vỡ mức đó hay không hay mức kháng cự đó quá mạnh?
Nhiều cuốn sách nói rằng người mua sẽ thắng trong trận đấu này và giá sẽ phá vỡ mức kháng cự trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi lúc mức kháng cự quá mạnh và người mua không đủ lực để phá vỡ nó.
Hầu hết giá sẽ tăng sau khi phá vỡ. Điểm quan trọng là bạn không nên phân vân về hướng di của giá nhưng nên sẵn sàng về việc giá đi theo hướng nào cũng được.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể vào lệnh bên trên đường kháng cự và bên dưới cạnh dốc của đáy cao hơn.
Trong ví dụ này, người mua đã thua trận và giá đã giảm sâu. Bạn có thể thấy rằng sự sụt giảm xấp xỉ với chiều cao của mô hình tam giác. Nếu chúng ta đặt lệnh bán bên dưới đáy của tam giác thì ta có thể kiếm được lợi nhuận.
Tam giác giảm dần
Tam giác giảm dần ngược lại với tam giác tăng dần. Mô hình tam giác giảm dần gồm đường hỗ trợ nằm ngang và cạnh trên dốc xuống với các đỉnh thấp dần.
Trong biểu đồ trên bạn có thể thấy giá đang tạo các đỉnh cao hơn, điều này cho biết người bán đang thắng thế so với người mua. Hầu hết giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường hỗ trợ quá mạnh nên giá sẽ bật lại và tăng mạnh.
Chúng ta không nên quan tâm giá đi đâu mà chỉ cần biết giá dự định đi đâu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh phía trên của cạnh trên và bên dưới đường hỗ trợ.
Giá đã ngừng phá vỡ bên trên đỉnh của mô hình tam giác và tăng cao hơn với khoảng cách tương tự với độ cao của mô hình hình tam giác.
Đọc thêm: Mô hình hình chữ nhật