Chỉ số Dow tương lai đóng cửa và ghi nhận một tuần tiêu cực vào thứ Sáu tuần trước khi kỳ vọng về gói kích thích gia tăng. Giá dầu thô đang hướng tới mức tăng hàng tháng là 19% trong tháng 2, ghi nhận 4 tháng tăng liên tiếp và cao nhất kể từ tháng 11/2020. Giá vàng giảm xuống dưới 1730 USD/oz trong bối cảnh đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hơn nữa, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.
\Tuần này: Sau khi dự luật viện trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Biden được Hạ viện thông qua vào thứ Bảy, mọi sự chú ý sẽ chuyển sang cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu. Tại châu Âu, thị trường sẽ tập trung vào ngân sách của Bộ trưởng Tài chính – Rishi Sunak, nó sẽ tiết lộ các biện pháp hỗ trợ bổ sung cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ, nhưng dự kiến sẽ không có thay đổi nào.
Hôm nay, thị trường tập trung vào PMI sản xuất của EU, Anh và Mỹ của tháng 2. Ngoài ra, một điểm nổi bật khác sẽ là chỉ số CPI tháng 2 của Đức và tài khoản vãng lai Q4 của Canada.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
08:45 PMI sản xuất Caixin tháng 2 của Trung Quốc **
14:30 Doanh số bán lẻ trong tháng 1 của Thụy Sĩ **
15:55 PMI Sản xuất trong tháng 2 của Đức ***
16:00 PMI Sản xuất trong tháng 2 của EU ***
16:30 PMI Sản xuất trong tháng 2 của Anh **
20:00 CPI tháng 2 của Đức ***
20:30 Tài khoản vãng lai trong Q4 của Canada **
21:30 PMI Sản xuất trong tháng 2 của Canada **
21:45 PMI Sản xuất trong tháng 2 của Mỹ ***
22:00 PMI Sản xuất ISM trong tháng 2 của Mỹ ***
23:10 Chủ tịch ECB – Christine Lagarde phát biểu
EUR/USD
Kháng cự: 1.2130/1.2150
Hỗ trợ: 1.2062/1.2042
Tỷ giá EUR/USD giảm mạnh trở lại dưới 1.2100. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào PMI của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và PMI sản xuất của Đức trong tháng Hai. Theo biểu đồ H4, đà giảm tiếp tục khi cặp tiền này phá vỡ dưới đường xu hướng trên từ ngày 17/02. Hơn nữa, chỉ báo RSI đang giảm xuống vùng tiêu cực. Việc phá vỡ dưới mức 1.2050 có thể khiến cặp tiền này kiểm tra mức hỗ trợ 1.2062/1.2042.
GBP/USD
Kháng cự: 1.4020/1.4060
Hỗ trợ: 1.3927/1.3887
GBP/USD ổn định quanh mức 1.3950 sau khi giảm mạnh vào cuối tháng. Hôm nay, thị trường tập trung vào PMI Sản xuất của Vương quốc Anh trong tháng Hai. Về mặt kỹ thuật, cặp tỷ giá này phục hồi trở lại từ mức đáy trong phiên giao dịch châu Á. Việc bứt phá vỡ trên mức 1.40 có thể kéo dài đà tăng của nó lên mức 1.4060. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số PMI sản xuất của Mỹ. Dự báo lạc quan có thể hạn chế cơ hội tăng giá đối với GBP/USD. Việc phá vỡ dưới mức 1.3927 có thể khiến cặp tiền này trượt xuống mức hỗ trợ 1.3887.
AUD/USD
Kháng cự: 0.7796/0.7811
Hỗ trợ: 0.7706/0.7692
AUD/USD giảm mạnh từ mức 0.7874 khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Cặp tỷ giá này đã được hỗ trợ bởi mức đáy trong phiên giao dịch châu Á và tiến sát mức 0.78. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số PMI sản xuất của Mỹ. Nếu kết quả lạc quan thì nó có thể khiến cặp tiền tiếp tục xu hướng giảm và giảm về vùng hỗ trợ 0.7706/0.7692.
USD/JPY
Kháng cự: 106.72/106.87
Hỗ trợ: 106.03/105.87
Tỷ giá USD/JPY được củng cố trong khu vực 106 trước một tuần có nhiều dữ liệu quan trọng. Tỷ giá đang tăng trong biểu đồ H4 khi nằm trên đường MA 10 & 20; nó có thể tạo mức cao mới khi nó vượt qua mức 106.60. Tuy nhiên, chúng ta phải theo dõi hiệu suất PMI sản xuất của Mỹ.
USD/CAD
Kháng cự: 1.2735/1.2756
Hỗ trợ: 1.2646/1.2620
USD/CAD đã phục hồi mạnh mẽ vào thứ Sáu, leo lên mức 1.2727 sau khi đóng cửa ở mức thấp nhất trong ba năm là 1.2510 vào thứ Tư. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào PMI sản xuất của Mỹ và Canada, cùng với tài khoản vãng lai của Canada. Theo biểu đồ H4, động lực tăng giá mạnh hơn khi chỉ báo RSI nằm trên mức 50. Nếu đóng cửa trên mức 1.27 thì nó có cơ hội tăng lên 1.2735/1.2756.
Dầu thô kỳ hạn tháng 4 của Mỹ
Kháng cự: 63.24/64.78
Hỗ trợ: 61.78/61.32
Giá dầu thô đang hướng tới mức tăng hàng tháng là 19% trong tháng Hai, đây là tháng tăng thứ tư liên tiếp và cao nhất kể từ tháng 11/2020. Các nhà đầu tư nên chú ý đến thay đổi dầu thô API của Mỹ và OPEC, vì sự mất cân bằng nguồn cung dầu toàn cầu có thể buộc phải điều chỉnh sản lượng. Theo biểu đồ H4, giá dầu phục hồi từ đường xu hướng trên vào ngày 28/1 trong bối cảnh Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden. Nếu giá dầu phá vỡ và đóng cửa trên đường MA 10 và 20, thì nó sẽ tăng lên 63.24/64.78.
Vàng giao ngay (XAU/USD)
Kháng cự: 1764/1766
Hỗ trợ: 1730/1728
Giá vàng giảm xuống dưới 1730 USD/oz trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. Giá vàng tiếp tục giảm trong phiên châu Á sau khi Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden. Hôm nay, thị trường tập trung vào PMI sản xuất của EU, Anh và Mỹ. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì nó có thể khiến vàng chịu áp lực khi nền kinh tế đạt được lực kéo và đang phục hồi. Ngược lại, giá vàng được hỗ trợ ở mức đáy và đà tăng đã đạt được trong biểu đồ H4. Do đó, phe mua có thể đẩy giá vàng tăng trở lại mức kháng cự 1764/1766.
Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ
Kháng cự: 31319/31464
Hỗ trợ: 30990/30848
Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ít thay đổi vào thứ Sáu tuần trước và ghi nhận một tuần tiêu cực khi kỳ vọng về gói kích thích gia tăng. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số PMI sản xuất của Mỹ. Theo biểu đồ, chỉ số bật lên từ đáy và cố gắng kiểm tra đường MA 10. Nếu vượt qua đường MA 10 thì nó có cơ hội tăng lên mức kháng cự 31319/31464.
Theo ông Martin Lam – ATFX Chief Analyst of Asia Pacific