Niềm tin của các nhà đầu tư đối với khu vực Eurozone tiếp tục giảm trong tháng 10. Mặc dù sản lượng công nghiệp của Đức được cải thiện thì đồng euro vẫn yếu so với đô la Mỹ, tỷ giá EUR/USD dưới mức 1.1500. Bảng Anh cũng bị ảnh hưởng bởi đồng euro, giảm xuống mức thấp 1.3050. Dự kiến bảng Anh sẽ bật lại so với USD và tiến đến mức 1.31.
Dow Jones giảm, thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm điểm. Chỉ số Nikkei giảm từ mức cao trong đầu tháng 10, đồng đô la Mỹ đã giảm so với đồng yên. Tỷ giá USD/JPY đã giảm xuống dưới mức 113 tối qua. Lợi suất trài phiếu kho bạc Mỹ đạt kỷ lục cao trong 7 năm và các quỹ rút khỏi các ngân hàng trung ương. Trong ngắn hạn, đồng đô la Mỹ có thể bắt đầu giảm.
Mỹ sẽ công bố dữ liệu lạm phát vào ngày mai. Thị trường cũng nhận định lãi suất của Mỹ và lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ đạt mức cao trong ngắn hạn và ảnh hưởng đến sự suy giảm lạm phát.
EUR/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.1515/1.1535
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1465/1.1450
Thị trường tiếp tục quan tâm đến tiền tệ thị trường mới nổi và niềm tin kinh tế ở châu Âu, nhưng lợi tức Kho bạc Mỹ hiện tại đang tăng lên, đô la Mỹ có thể điều chỉnh trong ngắn hạn và đồng euro có cơ hội tăng trở lại. Thị trường đang chờ xem dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này. Nếu dữ liệu lạm phát không đạt kỳ vọng thì đồng USD giảm, EUR/USD có cơ hội phục hồi.
GBP/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.3105/1.3125
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3045/1.3030
Đồng euro giảm hôm qua, trong khi bảng Anh giảm xuống dưới mức quan trọng trong ngắn hạn 1.3080 và 1.3065. Nếu GPB/USD tiếp tục giảm thì khả năng sẽ giảm về 1.30. May mắn thay, những tin đồn về thị trường, các cuộc đàm phán Brexit dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận trước cuối tháng. Hiện tại, theo phân tích cơ bản thì các dữ liệu đều ủng hộ cho bảng Anh. Tuy nhiên, trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố thì đô la Mỹ vẫn mạnh so với bảng Anh.
USD/CHF
Ngưỡng kháng cự: 0.9950/0.9970
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9885/0.9865
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ được cải thiện trong tháng 9, nhưng đồng euro vẫn yếu, gián tiếp làm đồng franc Thụy Sĩ giảm. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có ý định hủy bỏ luật bảo vệ dữ liệu khách hàng của ngân hàng, các ngân hàng Thụy Sĩ nhiều khả năng sẽ mất đi các khoản thuế, các quỹ khách hàng sẽ chảy ra nước ngoài và đồng franc Thụy Sĩ sẽ giảm.
USD/JPY
Ngưỡng kháng cự: 113.35/113.50
Ngưỡng hỗ trợ: 112.65/112.50
Chỉ số Nikkei tiếp tục giảm, thâm hụt thương mại Nhật Bản, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng, điều này làm đồng USD giảm so với đồng yên. Ngoài ra, các quỹ đã quay lại với đồng yên, thúc đẩy đồng yên tăng giá. Có tin đồn rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ cắt giảm trái phiếu kho bạc Mỹ để kích thích đồng yên tăng giá, tỷ giá USD/JPY có thể kiểm tra mức 111 trong trung hạn.
AUD/USD
Ngưỡng kháng cự: 0.7090/0.7110
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7065/0.7040
Các dữ liệu kinh tế gần đây của Úc không được tốt, chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng giảm, nhưng đồng đô la Úc phục hồi sau tin tức. Theo phân tích kỹ thuât, đồng đô la Úc sẽ duy trì mức 0.7090 so với đô la Mỹ.
NZD/USD
Ngưỡng kháng cự: 0.6465/0.6480
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6435/0.6420
Dữ liệu kinh tế của Úc kém, đồng đô la Úc giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng đô la New Zealand.
USD/CAD
Ngưỡng kháng cự: 1.2980/1.3000
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2945/1.2925
Giá dầu đã giảm trong tối qua, tỷ giá USD/CAD test mức 1.30. Nhưng giá dầu đã tăng trở lại từ mức 73 USD, giúp đồng đô la Canada tăng giá.
XAU/USD – #Giá_Vàng_Thế_Giới
Ngưỡng kháng cự: 1195/1197
Ngưỡng hỗ trợ: 1187/1185
Dự kiến giá vàng sẽ không tăng cho đến khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố, giá vàng khó khôi phục mốc 1200 USD trong ngắn hạn.
Dầu thô kỳ hạn Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 74.80/75.15
Ngưỡng hỗ trợ: 73.45/73.05
Tối qua, Nga và các thành viên OPEC cho biết họ không có ý định tăng sản lượng sản xuất. Các nhà phân tích dự kiến giá dầu có thể tăng lên 100 USD mỗi thùng. Lưu ý rằng, ngày mai Mỹ sẽ công bố số lượng dự trữ dầu vào ngày mai, nó sẽ ảnh hưởng đến giá dầu.