Tuy bảng lương phi nông nghiệp và lương trung bình của Mỹ đều thấp hơn kỳ vọng của thị trường nhưng tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi. Ngoài ra, lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran cũng khiến thị trường lo ngại rằng căng thẳng địa phương sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong thị trường tài chính toàn cầu và lo ngại rủi ro có thể gia tăng. Những nhân tố này có thể gây bất lợi cho đồng USD và thị trường chứng khoán; tiền tệ sẽ đổ về vàng và đồng yên nếu tình hình này leo thang. Bên cạnh đó, nếu có điều gì xảy ra thì giá dầu thô có cơ hội tăng.
Trong phiên Âu, cần chú ý dữ liệu của Anh và Eurozone có thể khiến tiền tệ biến động.
Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:
Ghi chú: * là mức độ quan trọng
– Thị trường chứng khoán Tokyo đóng cửa
– 16:00 Doanh số bán lẻ trong tháng Mười Một của Ý *
– 16:30 Sản lượng công nghiệp và sản xuất trong tháng Mười Một của Anh **
– 16:30 Tài khoản thương mại hàng hóa trong tháng Mười Một của Anh ***
– 17:00 Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Eurozone **
EURUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.1145/1.1155
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1090/1.1080
Dữ liệu non-farm trong tháng Mười Hai của Mỹ giảm thấp hơn kỳ vọng của thị trường, đồng USD giảm so với đồng euro. Thị trường đang theo dõi dữ liệu châu Âu hôm nay, đồng EUR sẽ tăng nếu dữ liệu này đánh bại kỳ vọng. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự 1.1145 hoặc 1.1155 có thể hạn chế đồng EUR.
GBPUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.3085/1.3095
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3015/1.3005
Kỳ hạn Brexit vào cuối tháng này và sự thiếu hụt niềm tin vào triển vọng kinh tế thị trường khiến Ireland có nhiều khả năng rời Anh hơn. Thống đốc Ngân hàng Anh cho biết tình hình chính trị và kinh tế gần đây không bảo đảm cho việc tăng lãi suất. Đồng bảng Anh giảm vì các nhân tố trên. Trong phiên Âu, dữ liệu kinh tế quan trọng của Anh có thể khiến đồng GBP biến động. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự ngắn hạn quan trọng là 1.3100 và mức hỗ trợ là 1.3005.
AUDUSD
Ngưỡng kháng cự: 0.6935/0.6945
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6880/0.6870
Vào thứ Tư, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký thỏa thuận thương mại và dự kiến gia tăng hợp tác thương mại giữa hai nước, điều này gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Úc và giảm kỳ vọng về cắt giảm lãi suất bởi RBA. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự đầu tiên của AUDUSD là 0.6935 và 0.6945.
USDJPY
Ngưỡng kháng cự: 109.70/109.80
Ngưỡng hỗ trợ: 109.45/109.35
Thị trường chứng khoán Tokyo đóng cửa. Lo ngại rủi ro hạ nhiệt, chứng khoán toàn cầu phục hồi, chứng khoán châu Á tăng, đồng USD tăng so với đồng JPY. Về mặt kỹ thuật, đồng USD đang bị hạn chế ở mức 110 USD so với đồng yên trong sáu tháng qua và có thể giảm nếu thị trường chứng khoán điều chỉnh. Tuy nhiên, đồng USD có thể kiểm tra mức 109.80 nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng. Cần theo dõi chỉ số Dow để đánh giá xu hướng của USDJPY.
USDCAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3090/1.3100
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3015
Giá dầu thô và đồng CAD giảm. Dầu thô dự kiến điều chỉnh sau khi USDCAD điều chỉnh vào tuần trước. Nếu giá dầu thô tăng thì tỷ giá này có thể quay lại mức hỗ trợ 1.3025 và 1.3015.
Dầu thô tương lai của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 60.65/61.15
Ngưỡng hỗ trợ: 58.80/58.65
Căng thẳng chính trị ở Trung Đông hạ nhiệt, giá dầu thô được điều chỉnh, lo ngại rủi ro ngắn hạn có thể tiếp tục. Ngoài ra, nhu cầu dầu thô dự kiến kiểm tra mức 62 USD hoặc cao hơn.
XAUUSD
Ngưỡng kháng cự: 1570/1572
Ngưỡng hỗ trợ: 1545/1543
Căng thẳng ở Trung Đông đã hạ nhiệt nhưng tăng trưởng việc làm của Mỹ giảm dưới mức kỳ vọng của thị trường, giá vàng tăng. Hiện tại, tình hình chính trị ở Trung Đông vẫn chưa ổn định và các sự kiện rủi ro có thể xuất hiện lại bất kỳ lúc nào. Nếu chỉ số Dow giảm thì quỹ tiền tệ có thể đổ về vàng và bạc. Cần để mắt đến biến động của chỉ số Dow và theo dõi giá vàng.
Chỉ số Dow Jones của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 29125/29195
Ngưỡng hỗ trợ: 28775/28645
Vào thứ Tư, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, môi trường đầu tư tăng. Ngoài ra, chỉ số Dow tiếp tục tăng nhờ những kỳ vọng về tăng trưởng doanh thu công ty của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ tham khảo là 28775 và 28645, mức hỗ trợ quan trọng là 28553.
Theo ông Martin Lam – ATFX Chief Analyst of Asia Pacific