Fed đã khiến thị trường ngạc nhiên khi quyết định cắt giảm 100 điểm lãi suất cơ bản và bắt đầu nới lỏng định lượng (QE) 700 tỷ USD trước khi FOMC mở cuộc họp vào thứ Năm. Ngay sau đó, Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng nhanh chóng cắt giảm 75 điểm lãi suất và cân nhắc việc thu mua trái phiếu quy mô lớn. Lãi suất của Fed và New Zealand đều nằm ở mức 0.25%. Ngoài ra, Ngân hàng Nhật Bản sẽ mở cuộc họp chính sách vào trưa nay trong lúc thị trường đang theo dõi chặt chẽ kết quả chính sách kinh tế của quốc gia này.
Cuộc họp G7 cũng được tổ chức vào lúc 22 giờ tối nay để bàn luận về chính sách tiền tệ toàn cầu. Các Ngân hàng Trung ương khác cũng sẽ mở cuộc họp trong tuần này vì thị trường tài chính đang bị khuấy động sau khi Fed cắt giảm lãi suất và công bố chính sách tiền tệ. Thị trường dự đoán rằng lãi suất 0% và chính sách nới lỏng định lượng cùng với nới lỏng tài chính khác sẽ giúp các tài sản trú ẩn an toàn như vàng và bạc có cơ hội tăng giá. Ngoài ra, giá dầu thô và giá kim loại công nghiệp có thể rơi vào cuộc khủng hoảng thế chấp tương tự 10 năm trước.
Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:
Ghi chú: * là mức độ quan trọng
– 09:00 Trung Quốc công bố doanh số bán lẻ và tổ chức họp báo ***
– 09:00 Trưởng phòng phân tích kinh tế của RBA phát biểu ***
– 11:00 Ngân hàng Nhật Bản tổ chức họp báo ***
– 14:30 PPI trong tháng Hai của Thụy Sĩ ***
– 21:30 Chỉ số sản xuất trong tháng Ba của Fed New York *
– 22:00 Cuộc họp G7 ***
EURUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.1205/1.1230
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1075/1.1060
Trong tuần trước, đồng EUR đã giảm xuống mức 1.1060 so với đồng USD sau khi #ECB giữ nguyên mức lãi suất. Hôm nay, Fed đã cắt giảm lãi suất và bắt đầu chương trình QE với 700 tỷ USD, đồng USD giảm, đồng EUR phục hồi. Tuy nhiên, đồng EUR giảm do mức kháng cự 1.1230 không thể bị phá vỡ.
GBPUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.2475/1.2500
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2205/1.2195
Vào tuần trước, đồng GBP giảm dưới mức hỗ trợ 1.2455 và phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng 1.2370 sau đó kiểm tra mức 1.22 khi Ngân hàng Anh (BoE) cắt giảm lãi suất trước khi tổ chức cuộc họp và môi trường đầu tư trở nên bất ổn. Tuy nhiên, BoE có thể cắt giảm lãi suất hoặc nới lỏng định lượng giống như Fed tại cuộc họp G7 vào tối nay; GBPUSD có thể phá vỡ mức hỗ trợ 1.2195 và kiểm tra mức 1.20.
AUDUSD
Ngưỡng kháng cự: 0.6185/0.6205
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6025/0.6010
Tại buổi họp báo, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ New Zealand cho biết họ sẽ đưa ra thêm biện pháp kích thích tiền tệ sau khi cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, họ sẽ cân nhắc thu mua trái phiếu quy mô lớn hơn là cắt giảm lãi suất nếu cần nhiều sự kích thích hơn; RBA có khả năng làm tương tự như vậy, đồng AUD giảm. Đồng AUD có thể phá vỡ mức 0.62 so với đồng USD và giảm xuống mức 0.6010.
USDJPY
Ngưỡng kháng cự: 109.25/109.45
Ngưỡng hỗ trợ: 105.65/105.45
Thị trường dự đoán Ngân hàng Nhật Bản sẽ bơm thêm 550 tỷ yên vào việc thu mua trái phiếu. Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông sẽ công bố chính sách tiền tệ mới và kêu gọi tổ chức cuộc họp sớm hơn vào trưa nay. Về mặt kỹ thuật, nếu chính sách tiền tệ tiếp tục ôn hòa thì đồng USD có thể giao dịch trên mức 108. Tỷ giá USDJPY có thể kiểm tra mức 109 hoặc 110 nếu mức lãi suất tiếp tục âm.
USDCAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3935/1.3955
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3800/1.3775
Giá dầu thô giảm, đồng CAD được giao dịch tại mức 1.39. Ngân hàng Trung ương toàn cầu cắt giảm lãi suất và Fed quyết định nới lỏng để hỗ trợ giá dầu và đồng CAD. Cần theo dõi giá dầu thô tác động lên đồng CAD vào tuần sau.
Dầu thô tương lai của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 32.80/33.25
Ngưỡng hỗ trợ: 30.15/29.85
Đại dịch vẫn chưa kết thúc, tâm lý đầu tư hạ nhiệt, sản xuất và thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng, nhu cầu dầu thô suy giảm. Tuy giá dầu thô giảm do OPEC tiếp tục gia tăng sản xuất và gây ra cuộc chiến về giá cả nhưng giá dầu có thể ổn định khi các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới cắt giảm lãi suất và bắt đầu nới lỏng. Dầu thô Mỹ dự kiến kiểm tra phạm vi 29 USD hoặc 30 USD trước khi phục hồi.
XAUUSD
Ngưỡng kháng cự: 1575/1577
Ngưỡng hỗ trợ: 1523/1521
Tổng thống Mỹ đã công bố biện pháp khẩn cấp để thu mua lại trái phiếu kho bạc. Hôm nay, Fed đã bắt đầu nới lỏng và cắt giảm lãi suất, các nhà đầu tư dự đoán giá vàng tăng. Vàng có thể kiểm tra mức 1570, chính sách tiền tệ toàn cầu cũng như giá vàng có thể bị ảnh hưởng khi cuộc họp G7 diễn ra vào tối nay.
Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 22800/23255
Ngưỡng hỗ trợ: 21630/21175
Chỉ số Dow tiếp tục giảm sau khi Trump công bố biện pháp kích thích tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Hôm nay, Fed đã bắt đầu cắt giảm lãi suất và QE để hỗ trợ nền kinh tế. Thị trường tin rằng QE có thể khiến tiền tệ đổ về tài sản vốn chủ sở hữu, thị trường chứng khoán dự kiến tăng.
Theo ông Martin Lam – Chief Analyst of Asia Pacific