Tối qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo rằng họ có kế hoạch thực hiện đánh thuế hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la Mỹ vào ngày 24/09, thứ Hai tới, và áp dụng mức thuế bổ sung 10%. Mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm. May mắn thay, danh sách các sản phẩm được bổ sung vào kế hoạch đã loại trừ hàng tiêu dùng lớn, sản phẩm điện tử và các hàng hóa khác chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ nội địa, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ. Tác động đối với sản xuất và xuất khẩu chính của Trung Quốc đối với hàng hóa của Mỹ cũng thấp và rủi ro kinh tế của Trung Quốc cũng thấp hơn dự kiến. Người ta tin rằng Trung Quốc cũng sẽ thực hiện một biện pháp chống thuế quan trị giá 60 tỷ USD trong tuần này. Đồng thời, Mỹ cũng đã áp đặt một vòng thuế quan mới. Dự kiến các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khó có thể bắt đầu vào cuối tháng và tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng. Thị trường chứng khoán toàn cầu chịu áp lức, sức mạnh của đồng đô la Mỹ sẽ tăng chậm lại và trong tương lai sẽ là tiêu cực đối với đồng đô la Mỹ.
Eurozone đã công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 8 vừa qua, dữ liệu này làm “hài lòng” thị trường. Chiều nay, Chủ tịch ECB – Mario Draghi sẽ phát biểu tại sự kiện này, thị trường hi vọng ông tiết lộ thêm về chính sách tiền tệ của đồng euro. Dữ liệu kinh tế của Canada vào tối qua không được như mong đợi và điều này là tiêu cực đối với đô la Canada. Dữ liệu của Canada tối nay được dự đoán sẽ tồi tệ hơn tối qua.
EUR/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.1695/1.1715
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1645/1.1625
Hôm qua, chỉ số CPI của Eurozone trong tháng 8 đã đạt được kỳ vọng của thị trường, cuối cùng đồng euro tăng giá, test được mức kháng cự cao và đạt được mức 1.1697. Chủ tich ECB sẽ phát biểu trong chiều nay, thị trường kỳ vọng ông sẽ tiết lộ thêm về chính sách tiền tệ.
GBP/USD
Ngưỡng kháng cự: 1.3170/1.3190
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3105/1.3090
Đàm phán Brexit giữa Anh và EU đang tiến triển tốt, và những tin tức tích cực cho bảng Anh. Hôm qua, chỉ số CPI của Eurozone diễn ra tốt trong tháng 8 và đồng euro tăng giá, hỗ trợ bảng Anh tăng giá. Tuy nhiên, nếu không có yếu tố nào khác để tiếp tục hỗ trợ GBP tăng thì GBP/USD có thể điều chỉnh.
USD/CHF
Ngưỡng kháng cự: 0.9650/0.9670
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9615/0.9600
USD/CHF đạt mức thấp gần đây là 0.9645 và sẽ tiếp tục test về mức hỗ trợ 0.9615. Vì không có dữ liệu quan trọng, chúng tôi kỳ vọng xu hướng của USD/CHF có thể điều chỉnh và test mức 0.9650 hoặc cao hơn trong ngắn hạn.
USD/JPY
Ngưỡng kháng cự: 111.95/112.15
Ngưỡng hỗ trợ: 111.55/111.35
Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã leo thang, làm rung chuyển tâm lý đầu tư. Chỉ số Dow Jones giảm thì đồng đô la Mỹ sẽ giảm so với đồng yên. Hôm qua, USD/JPY đã test về mức 111.85 và 111.65, người ta dự đoán rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đi xuống và đồng đô la Mỹ có thể giảm sâu hơn so với đồng yên.
AUD/USD
Ngưỡng kháng cự: 0.7175/0.7190
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7135/0.7115
Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ một lần nữa leo thang, điều này là xấu đối với đô la Úc.
Trong ngắn hạn, xu hướng đồng đô la New Zealand tiếp tục theo xu hướng của đô la Úc. Dự kiến NZD/USD sẽ tiếp tục điều chỉnh về mức hỗ trợ.
USD/CAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3070/1.3085
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3020/1.3005
Thỏa thuận thương mại của Canada và Mỹ đã tiến triển tốt. Thật không may, hiệu suất về dữ liệu của Canada đã làm thị trường thất vọng và đồng đô la Canada là tiêu cực. Vẫn còn dữ liệu kinh tế Canada tối nay, thị trường dự kiến các dữ liệu này tiếp tục suy yếu.
XAU/USD – #Giá_Vàng_Thế_Giới
Ngưỡng kháng cự: 1201/1204
Ngưỡng hỗ trợ: 1194/1191
Các yếu tố cơ bản có thể đẩy giá vàng tiếp tục đi xuống. Dự kiến giá vàng vẫn ở mức 1200 USD hoặc cao hơn trước đêm Fed công bố quyết định lãi suất vào ngày 27/9. Biến động trong ngắn hạn có thể đạt 1204, giảm xuống 1191 hoặc 1188 USD.
Dầu thô kỳ hạn Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 69.25/69.55
Ngưỡng hỗ trợ: 68.45/68.00
Những hạn chế trước đây về xuất khẩu dầu thô ở Iran, ảnh hưởng đến việc cung cấp dầu thô. Bây giờ, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ làm tăng nguy cơ hạn chế thương mại toàn cầu, thậm chí nhu cầu dầu thô, điều này là tiêu cực với giá dầu.