Tối qua, chỉ số Dow tương lai giảm, đồng USD tăng khi Fed cắt giảm thu mua trái phiếu. Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức và Eurozone khiến đồng EUR giảm sâu so với đồng USD, đồng CHF và đồng GBP bị ảnh hưởng theo. Lo ngại rủi ro, giá vàng và bạc tăng. Thông tin về việc Nga chấp nhận OPEC cắt giảm sản lượng và đồng ý tổ chức cuộc họp và ngày 6 tháng Ba đã hỗ trợ giá dầu thô. Cần quan tâm đến dự trữ dầu thô API được công bố vào sáng mai, nếu dự trữ dầu thô thấp hơn dự kiến thì giá dầu thô có thể kiểm tra mức kháng cự 52.40 USD.
Trong phiên Âu, thị trường tập trung vào CPI và chỉ số giá bán lẻ trong tháng Một của Anh, đồng GBP và tiền tệ châu Âu có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các nhà đầu tư đang đợi Fed công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ. Chính sách này có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chỉ số Dow, giá vàng và giá dầu thô.
Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:
Ghi chú: * là mức độ quan trọng
– 16:00 Tài khoản vãng lai của khu vực châu Âu **
– 16:30 CPI và chỉ số giá bán lẻ của Anh ***
– 20:30 PPI của Mỹ ***
– 20:30 Bắt đầu nhà ở của Mỹ **
– 20:30 CPI của Canada ***
– 02:00 sáng hôm sau, Biên bản của FOMC ***
– 04:30 sáng hôm sau, API dự trữ dầu thô Mỹ thay đổi ***
EURUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.0820/1.0830
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0785/1.0775
Hôm qua, chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Eurozone và đồng EUR giảm. Về mặt kỹ thuật, xu hướng có thể tiếp tục điều chỉnh tại mức hỗ trợ 1.0810 và 1.0775. Đồng EUR dự kiến phục hồi lên mức kháng cự 1.0830 sau khi FOMC công bố biên bản.
GBPUSD
Ngưỡng kháng cự: 1.3035/1.3045
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2960/1.2950
Dữ liệu việc làm của Anh hôm qua cho thấy số liệu thất nghiệp tăng, đồng GBP giảm. Các nhà đầu tư đang theo dõi dữ liệu của Anh sẽ được công bố vào ngày mai và thứ Sáu. Anh sẽ đàm phán về thỏa thuận Brexit với EU vào thứ Năm, đồng GBP có thể tăng nếu EU đồng ý thỏa thuận. Về mặt kỹ thuật, đồng GBP có thể kiểm tra mức kháng cự quan trọng 1.3120. Nên để mắt đến mức hỗ trợ 1.2950.
AUDUSD
Ngưỡng kháng cự: 0.6700/0.6710
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6665/0.6655
RBA sắp công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ về việc cân nhắc cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 0.6730 và mức hỗ trợ là 0.6655.
USDJPY
Ngưỡng kháng cự: 110.10/110.20
Ngưỡng hỗ trợ: 109.65/109.55
Nếu thị trường chứng khoán toàn cầu giảm thì USDJPY có thể phá vỡ mức hỗ trợ 109.55. Đồng JPY có thể tăng khi tiền tệ đổ về Nhật Bản, tỷ giá này ước tính nằm dưới mức 108.
USDCAD
Ngưỡng kháng cự: 1.3280/1.3290
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3220/1.3210
Đồng USD ổn định so với đồng CAD sau khi giá dầu thô tăng lên mức 52 USD. Kết quả về #CPI của Canada được công bố trong hôm nay là dữ liệu quan trọng đối với đồng CAD. Đồng CAD đang giao dịch đi ngang trong phạm vi 1.3220 và 1.3280. Thị trường tin rằng việc cắt giảm sản lượng từ OPEC và dữ liệu CPI sẽ có lợi cho đồng CAD. Cần để mắt đến mức kháng cự 1.3290 và mức hỗ trợ 1.3210.
Dầu thô tương lai của Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 52.35/52.60
Ngưỡng hỗ trợ: 51.55/51.35
Triển vọng kinh tế bất ổn ở châu Âu và châu Á đã hạn chế nhu cầu và giá dầu thô. Bên cạnh đó, Nga đã chấp nhận đề nghị của OPEC và đồng ý tổ chức cuộc họp vào ngày 6 tháng Ba. Về mặt kỹ thuật, dầu thô đã phá vỡ phạm vi kháng cự 52.40 USD và 52.60 USD, và dự kiến kiểm tra mức 54 USD.
XAUUSD
Ngưỡng kháng cự: 1607/1609
Ngưỡng hỗ trợ: 1592/1590
Các ngân hàng trung ương châu Âu và chính sách tiền tệ châu Á vẫn duy trì mức lãi suất thấp và nới lỏng chính sách tiền tệ, Fed cắt giảm thu mua trái phiếu, chỉ số Dow giảm mạnh, vàng tăng trên mức 1600 USD. Cần lưu ý đến biến bản của FOMC có thể khiến vàng hạn chế tăng giá.
Chỉ số Dow Jones (US30) Mỹ
Ngưỡng kháng cự: 29410/29550
Ngưỡng hỗ trợ: 29080/28935
Fed đã thông báo cắt giảm thu mua trái phiếu, giảm thanh khoản thị trường, chỉ số Dow giảm. Ngoài ra, các nhà đầu tư đang chờ biên bản của FOMC vào sáng mai có thể giúp chỉ số Dow phục hồi. Về mặt kỹ thuật, chú ý đến mức kháng cự 29.550 và mức hỗ trợ 29.080.
Theo ông Martin Lam – ATFX Chief Analyst of Asia Pacific