Pivot Point (PP) – Điểm xoay

Các nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp và những người tạo ra thị trường dùng Pivot Point để xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự tiềm năng. Nói một cách đơn giản thì PP và các mức hỗ trợ và kháng cự là những khu vực mà giá có thể đảo chiều tại đó.

Sự khác nhau giữa PP và Fibonacci là Fibonacci phải chọn Swing Highs và Swing Lows còn PP dùng chung một phương pháp tính.

PP đặc biệt hữu dụng cho các nhà giao dịch ngắn hạn đang tìm lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ. Giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường, nhà giao dịch ngoại hối có thể chọn cách giao dịch hồi lại hoặc phá vỡ.

Đối với những người thích giao dịch kiểu bật lại thì họ sử dụng PP để xác định các điểm đảo ngược và xem PP như vùng có thể đặt lệnh mua hoặc bán.

Đối với những người thích giao dịch kiểu phá vỡ thì họ sử dụng PP để xác định các mức quan trọng cần được phá vỡ.

Sau đây là ví dụ về PP được phác họa trong biểu đồ 1 giờ của EURUSD.

PP là Pivot Point điểm xoay.

Bạn có thể thấy mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trong biểu đồ.

PP là Pivot Point – điểm xoay.

S là Support – hỗ trợ.

R là Resistance – kháng cự.

Cách tính Pivot Point

PP và các mức hỗ trợ và kháng cự được tính bằng cách dùng giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong phiên giao dịch trước. Do ngoại hối là thị trường 24 giờ và hầu hết các nhà giao dịch dùng giờ đóng cửa phiên New York vào lúc 5:00 chiều EST như giá đóng cửa của ngày trước.

Công thức tính Pivot Point

Pivot point (PP điểm xoay) = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa) / 3

Các đường hỗ trợ và kháng cự được tính như sau:

  • Đường hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:

Đường kháng cự đầu tiên (R1) = (2 x PP) – giá thấp nhất

Đường hỗ trợ đầu tiên (S1) = (2 x PP) – giá cao nhất

  • Đường hỗ trợ và kháng cự thứ hai:

Đường kháng cự thứ hai (R2) = PP + (giá cao nhất + giá thấp nhất)

Đường hỗ trợ thứ hai (S2) = PP – (giá cao nhất – giá thấp nhất)

  • Đường hỗ trợ và kháng cự thứ ba:

Đường kháng cự thứ ba (R3) = giá cao nhất + 2(PP – giá thấp nhất)

Đường hỗ trợ thứ ba (S3) = giá thấp nhất – 2(giá cao nhất – PP)

Một số phần mềm biểu đồ có thêm điểm giữa (mid-point) nằm giữa các mức hỗ trợ và kháng cự. Đây có thể được xem là mức hỗ trợ/kháng cự nhỏ.

mức hỗ trợ kháng cự nhỏ

 

Bạn chỉ cần kích hoạt là các con số sẽ hiện lên biểu đồ vì phần mềm biểu đồ đã tính toán sẵn.

Đọc thêm: Ba loại Pivot Point khác

Facebook   Facebook   Facebook

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Con đường đầu tư hiệu quả là con đường được xây bằng kiến thức vững chắc! Papatrader luôn đồng hành cùng bạn để cập nhật tin tức, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư mỗi ngày!

Tham gia ngay khóa học đầu tư tài chính hoàn toàn miễn phí cho người mới bắt đầu để biết thêm thông tin về các dự án và cập nhật những kiến thức hữu ích!

Nếu bạn có thắc mắc, góp ý hoặc cần hỗ trợ từ Papatrader thì đừng ngại bình luận bên dưới nhé!


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin Mới Nhất

Thương vụ chia cổ tức của Abbott Laboratories trong tháng 7

Abbott Laboratories (ABT) đã công bố mức cổ tức là 0,51 USD trên mỗi cổ phiếu, tương đương tỷ...

Tuần 10/07 – 14/07/2023: Thị trường chờ đợi dữ liệu lạm pháp của Mỹ

Cùng Papatrader liệt kê những sự kiện nào trong tuần 10/07 – 14/07/2023 sẽ ảnh hưởng đến biến động...

Tăng 45% sau 12 tháng, liệu cổ phiếu Pinterest có thể tiếp tục tăng?

Cổ phiếu Pinterest (PINS ) đã tăng giá trị trong năm nay và chúng hiện giao dịch quanh mức...

03 cổ phiếu thương mại điện tử hàng đầu nên mua trong tháng 7

MercadoLibre, Pinduoduo và Shopify vẫn là những cổ phiếu thương mại điện tử tuyệt vời trong lĩnh vực mua...



Stock
Mở Tài Khoản
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Conversation (1)
Hỗ Trợ Tư Vấn
Nhập đầy đủ thông tin bên dưới
Check (1)
Đăng Ký Thành Công
Thông tin của bạn đã được ghi nhận!