Năm mới bắt đầu với một khởi đầu rực lửa: Trong báo cáo hàng quý trước đây của chúng tôi và phần về thị trường chứng khoán Mỹ, tôi rất lạc quan về những lợi ích tiếp theo trong thị trường chứng khoán Mỹ, điều này đã được chứng minh qua thời gian cũng như những lợi ích đã đạt được bởi các chỉ số thị trường chứng khoán. Nhưng tôi biết câu hỏi trong đầu của các nhà đầu tư đang quan tâm, đó là khi nào nó mới hết? Vì vậy, hãy để tôi trả lời cho bạn, sự phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục cho đến khi chúng ta thấy sự lạc quan chiếm ưu thế. Nó sẽ kéo dài cho đến khi một người bạn cũ đến gặp bạn để hỏi về mong muốn đầu tư tiền tiết kiệm của anh ấy vào những thị trường đã được ghi nhận trước đó và được công nhận là thành công thì chuông báo động sẽ vang lên.
Chúng tôi dự đoán các bước tiếp theo của Tổng thống Donald Trump xoay quanh về tiến trình luận tội từ tháng Mười Một năm 2019. Nếu Hạ Viện đưa ra các cáo trạng rõ ràng của tổng thống và quyết định đưa các cáo buộc đó lên Thượng Viện để tố tụng cho nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Thông thường, một khi việc tố tụng tổng thống bắt đầu thì sẽ mất khoảng sáu tuần cho đến khi kết thúc. Điều này sẽ khiến tháng Hai trở thành tháng quan trọng đối với thị trường. Bên cạnh đó, cuối tháng Một đánh dấu tháng hoành tráng trong chính trị Anh khi đến lúc quyết định Brexit.
Chúng ta cũng không được quên việc ký kết thỏa thuận giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc. Thị trường cho biết cuộc đình chiến tạm thời có thể giúp nền kinh tế toàn cầu lạc quan với việc ký kết thỏa thuận ban đầu.
Tôi sẽ tóm tắt những nhân tố mang lại sự lạc quan cho thị trường chứng khoán Mỹ dưới đây:
Đầu tiên: Chiến tranh thương mại chuyển sang giai đoạn đình chiến
Những áp lực chính trị đặt lên Tổng thống Mỹ đặc biệt là với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Trump buộc phải thỏa hiệp hơn là đưa ra quyết định tự phát. Chính quyền Mỹ đã đồng ý chia thỏa thuận thương mại ra nhiều giai đoạn thay vì bám sát thỏa thuận truyền thống. Ngược lại, Trung Quốc đã cho thấy hành động thiện chí bằng cách đồng ý tuân thủ các quy tắc chặt chẽ về sở hữu trí tuệ cũng như sẵn lòng thu mua nông sản Mỹ trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại. Điều này đem đến bối cảnh hoàn toàn mới trong cuộc tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia và có thể phản ánh tích cực về những biến động trong thị trường chứng khoán – ít nhất là trong những tháng đầu tiên năm 2020.
Thứ hai: Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục cân bằng
Biểu đồ khảo sát hàng tuần về sự lạc quan và bi quan của các nhà đầu tư nhỏ lẻ bên trên cho thấy rằng họ vẫn trung lập. Sự lạc quan giữa các nhà đầu tư cá nhân duy trì ở mức trung bình và cách xa với giới hạn tối đa của họ, điều này thường xuất hiện trước các đỉnh giá của S&P 500 – các đỉnh được đánh dấu bằng mũi tên đỏ ở biểu đồ trên.
Thứ ba: Phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư cá nhân:
Đồ thị 3: Khảo sát phân bổ tài sản toàn cầu hàng tháng từ Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ
Cuộc khảo sát cho thấy danh mục nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm khoảng 64.7% tổng giá trị cổ phiếu, tăng nhẹ trên mức trung bình trong hơn 20 năm qua. Chúng tôi cũng lưu ý rằng tỷ lệ phân bổ trái phiếu trong danh mục nhà đầu tư nhỏ lẻ khoảng 18.25% – cao hơn mức trung bình lịch sử trong 20 năm qua là 15%. Phân bổ tiền mặt khoảng 17.01% – dưới mức trung bình lịch sử trong 20 năm qua là 22%. Tuy nhiên, phân bổ tài sản hiện tại trong danh mục nhà đầu tư cá nhân không biểu thị rủi ro sắp xảy ra – bất kể là tỷ lệ rủi ro tối đa hay tối thiểu trong ba loại tài sản này.
Thứ tư: Chính sách tiền tệ của FED:
Fed đã giảm tổng cộng 0.75% lãi suất trong ba cuộc họp, điều này cho thấy sự linh hoạt tuyệt vời của Fed dù cho Trump gây áp lực lên Fed để họ cắt giảm thêm lãi suất; điều này cũng đang được cân nhắc tổng quan về sự phục hồi trong thị trường lao động Mỹ. Ngoài ra, các chỉ báo lạm phát gần với các mức mục tiêu có nghĩa là thị trường hiện tại không cần cắt giảm ít nhất là đến cuối quý I năm 2020.
Về mặt tích cực, thị trường tự tin hơn về cách các nhà hoạt định chính sách sẽ phản ứng nhanh chóng trong trường hợp can thiệp cấp bách.
Thứ năm: Hành vi của giá:
Đồ thị 4: Dữ liệu lịch sử hàng tuần của S&P 500
Biểu đồ hàng tuần của xu hướng S&P 500 vẫn chịu sự kiểm soát của việc tăng giá. Biểu đồ hàng tuần cho thấy sự tăng giá vẫn đạt mục tiêu mới trong lịch sử, đặc biệt là sau khi đạt được các đỉnh lịch sử bởi chỉ số tại mức 3025 trong tháng Bảy năm 2019. Sự phá vỡ diễn ra vào tuần thứ ba trong tháng Mười năm 2019; đáng chú ý là hành vi giá trong ba tháng qua, cây nến tăng hầu như hiện diện toàn bộ thân nến; các cây nến giảm giá thường cho thấy đuôi ở phía dưới có nghĩa là mức kháng cự được duy trì cho người bán để đẩy giá giảm. Dựa vào đây chúng ta có thể thấy mục tiêu tăng giá tiếp theo khi dùng công cụ mở rộng Fibonacci và thường đạt mục tiêu ban đầu tại mức 3226.
Viết bởi Ramy Abouzaid – Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường của ATFX tại UAE