Sự ảnh hưởng của mức lãi suất khiến thế giới ngoại hối xoay vòng. Nói cách khác, thị trường ngoại hối bị tác động bởi mức lãi suất toàn cầu. Lãi suất là nhân tố ảnh ảnh hưởng lớn nhất trong việc xác định giá trị của một loại tiền tệ. Vì vậy, nắm được cách ngân hàng trung ương của một quốc gia thiết lập chính sách tiền tệ là vấn đề quan trọng cần lưu ý.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của ngân hàng trung ương về quyết định lãi suất là sự ổn định giá hoặc “lạm phát”. Lạm phát là khi hàng hóa và dịch vụ tăng giá. Đó là lý do vì sao ông bà hoặc cha mẹ của bạn chỉ cần mua một lon nước với một đồng ở năm 1920 nhưng bây giờ bạn phải bỏ ra gấp 20 lần để mua sản phẩm đó.
Lạm phát gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát quá nhiều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương luôn theo dõi chặt chẽ mức lạm phát thông qua các chỉ báo kinh tế như CPI và PCE.
Đối với việc giữ lạm phát ở mức phù hợp, các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để tăng trưởng và lạm phát giảm vì mức lãi suất cao buộc người tiêu dùng và doanh nghiệp vay ít đi và tiết kiệm nhiều hơn, do đó hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ vay mượn nhiều hơn khi lãi suất giảm (vì các ngân hàng nới lỏng yêu cầu cho vay), điều này thúc đẩy bán lẻ và chi tiêu giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng của lãi suất trong các phần bên dưới nào!
Điều này liên quan gì đến thị trường ngoại hối?
Tiền tệ dựa vào lãi suất vì điều này cho thấy được dòng vốn đi vào và đi ra của một quốc gia. Ngoài ra, lãi suất là điều các nhà đầu tư dùng để xác định liệu họ có nên đầu tư vào quốc gia đó hay không.
Ví dụ: nếu bạn được lựa chọn giữa tài khoản tiết kiệm với lãi suất 1% và đề nghị khác với lãi suất 0.25%, bạn sẽ chọn cái nào? Tất nhiên bạn sẽ chọn 1% đúng không vì 1 luôn lớn hơn 0.25. Tiền tệ cũng như vậy vì lãi suất càng cao thì tiền tệ càng có giá trị.
Tóm lại, mức lãi suất trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của người chơi trong thị trường toàn cầu về giá trị của tiền tệ đó đối với các loại tiền tệ khác.
Dự đoán lãi suất
Thị trường thường thay đổi dự đoán về các sự kiện và tình huống khác nhau. Lãi suất cũng thay đổi tương tự như vậy nhưng không thường xuyên. Hầu hết các nhà giao dịch không dành thời gian của họ vào lãi suất hiện tại vì nó đã được thị trường “định giá”. Điều quan trọng hơn là họ cần biết lãi suất dự kiến tăng bao nhiêu và có đúng với chính sách tiền tệ hay không điều đó giúp họ xác định được tầm ảnh hưởng của lãi suất.
Lãi suất khác nhau
Nhiều nhà giao dịch ngoại hối dùng kỹ thuật so sánh lãi suất của một loại tiền tệ với lãi suất của loại tiền tệ khác khi muốn tìm ra cặp tiền tệ nào có thể yếu hơn hoặc mạnh hơn. Sự khác nhau giữa hai mức lãi suất (hay còn gọi là chênh lệch lãi suất) là giá trị quan trọng cần phải quan tâm vì nó giúp bạn xác định các loại tiền tệ.
Chênh lệch lãi suất cao giúp củng cố tiền tệ có lãi suất cao hơn trong khi chênh lệch thấp lại là điều có lợi cho tiền tệ có lãi suất thấp. Sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia đảo ngược với nhau thường khiến thị trường biến động mạnh.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất trước khi điều chỉnh cho lạm phát.
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – lạm phát kỳ vọng
Lãi suất danh nghĩa thường là lãi suất cơ bản bạn có thể thấy được (vd: lãi suất trái phiếu). Tuy nhiên, thị trường không tập trung vào lãi suất này mà chỉ tập trung vào lãi suất thực. Nếu trái phiếu của bạn có lãi suất danh nghĩa là 6% nhưng lạm phát hàng năm là 5% thì lãi suất thực của trái phiếu đó sẽ là 1%.
Sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với thị trường ngoại hối
Chính phủ quốc gia và các ngân hàng trung ương tạo nên chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kinh tế. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ luôn song hành với nhau.
Tuy mục tiêu giữa các ngân hàng trung ương giống nhau nhưng mỗi nhóm đều có mục tiêu riêng từ các nền kinh tế khác nhau. Cuối cùng, chính sách tiền tệ tập trung vào việc thúc đẩy và duy trì sự ổn định trong giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Các ngân hàng trung ương dùng chính sách tiền tệ sau đây để đạt được mục tiêu:
- Lãi suất gắn liền với tiền
- Tăng lạm phát
- Nguồn cung tiền
- Yêu cầu dự trữ từ các ngân hàng (số tiền dư của người gửi mà các ngân hàng thương mại cần phải có trong tay như tiền mặt)
- Cho các ngân hàng thương mại vay (thông qua cửa sổ chiết khấu)
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Chính sách cắt giảm tiền tệ xảy ra nếu như nguồn cung tiền tệ giảm và chính sách này cũng có thể xảy ra với việc tăng lãi suất. Ý tưởng ở đây là làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi suất cao để việc cho vay trở nên khó khăn hơn và mắc hơn để cắt giảm chi tiêu và đầu tư từ người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp. Mặt khác, chính sách tiền tệ mở rộng giúp tăng nguồn cung tiền tệ hoặc giảm lãi suất do đó chi phí vay mượn sẽ giảm để kích thích chi tiêu và đầu tư.
Chính sách thắt chặt tiền tệ tạo ra tăng trưởng kinh tế hoặc kiềm hãm sự tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm lãi suất.
Cuối cùng, chính sách tiền tệ trung lập không tạo ra sự tăng trưởng hoặc lạm phát.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là các ngân hàng trung ương thường có mức lạm phát mục tiêu là 2%. Họ có thể không công bố nhưng tất cả hoạt động của các chính sách tiền tệ đều tập trung vào việc đạt được mức lạm phát này.
Lạm phát là điều tốt nhưng lạm phát vượt quá tầm kiểm soát có thể khiến mọi người mất niềm tin vào nền kinh tế, công việc hoặc tiền của họ. Do đó, các ngân hàng trung ương giúp người tham gia thị trường hiểu rõ hơn về cách họ sẽ thỏa thuận với môi trường kinh tế hiện tại bằng các mức lạm phát mục tiêu.
Chu kỳ chính sách tiền tệ
Những người đi theo nền kinh tế và đô la Mỹ cần nhớ rằng vài năm trước khi Fed cắt giảm lãi suất 10% không? Đây là điều điên khùng nhất mà Fed từng làm và đã khiến tài chính thế giới náo động. Giá nhiên liệu tăng cao và sữa mắc như vàng.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ muốn đảm bảo bạn vẫn còn tỉnh táo thôi vì chính sách tiền tệ không bao giờ thay đổi như vậy cả. Hầu hết các chính sách tiền tệ đều điều chỉnh ở mức nhỏ vì ngân hàng trung ương sẽ thông báo nếu thay đổi mức lãi suất vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhà giao dịch nhỏ lẻ mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy lãi suất thường thay đổi từ 0.25% đến 1%.
Hãy nhớ rằng các ngân hàng trung ương muốn giá ổn định chứ không muốn tạo nên cú sốc nào vì vậy cần thời gian để lãi suất ổn định. Việc này có thể mất vài tháng hoặc thậm chí đến vài năm.
Giống như việc các nhà giao dịch ngoại hối thu thập và nghiên cứu dữ liệu cho bước đi tiếp theo, các ngân hàng trung ương cũng làm điều tương tự như vậy nhưng họ phải xem xét đến toàn bộ nền kinh tế trong đầu chứ không đơn giản như trong giao dịch.
Chính sách ôn hòa và diều hâu
Các ngân hàng trung ương cũng có Chủ tịch giống với các doanh nghiệp khác. Mỗi cá nhân đều có tiếng nói trong ngân hàng trung ương về định hướng sắp tới cho chính sách tiền tệ đối với thị trường.
Vì vậy, lần sau hãy để mắt đến những bài phát biểu của Jerome Powell hoặc Mario Draghi hoặc tốt hơn là dùng lịch kinh tế để chuẩn bị trước khi họ phát biểu. Chủ tịch của ngân hàng trung ương không chỉ đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ cho một quốc gia hoặc một nền kinh tế mà những gì ông/bà ấy nói ra đều được tôn trọng. Nhưng không phải tất cả quan chức của ngân hàng trung ương đều mang trách nhiệm tương tự như vậy.
Những bài phát biểu của ngân hàng trung ương đều báo hiệu về sự phản hồi của thị trường, vì vậy hãy nhanh chóng theo dõi biến động sau bài phát biểu đó vì nó có thể bao gồm tất cả mọi thứ về sự thay đổi (tăng, giảm hoặc giữ nguyên) lãi suất hiện tại để bàn luận về những phương thức tăng trưởng và triển vọng kinh tế, hoặc đưa ra thông báo về những thay đổi trong chính sách tiền tệ ở hiện tại và trong tương lai.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng nếu không thể nắm được tin tức. Ngay khi bài phát biểu hoặc thông báo lên sóng thì các cơ quan phân tích trên thế giới sẽ công bố thông tin ra cộng đồng.
Các nhà phân tích và nhà giao dịch nắm tin tức và cố gắng đánh giá tổng quan về giọng điệu và ngôn ngữ của bài phát biểu, và chú ý kỹ đến việc cần làm khi lãi suất thay đổi hoặc có thông tin về tăng trưởng kinh tế.
Các nhà giao dịch phản ứng nhiều hơn đối với hoạt động của ngân hàng trung ương và việc thay đổi lãi suất khi kết quả không đúng với kỳ vọng của thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ dự đoán dễ dàng hơn về sự phát triển của chính sách tiền tệ theo thời gian do các ngân hàng trung ương ngày càng minh bạch hơn. Luôn có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ thay đổi triển vọng của họ ít hơn hoặc nhiều hơn dự kiến.
Chính sách diều dâu
Các ngân hàng trung ương được xem là “diều hâu” khi họ ủng hộ cho việc tăng lãi suất để giảm lạm phát thậm chí là bảo vệ cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Chính sách ôn hòa
Các ngân hàng trung ương ôn hòa ưa thích tăng trưởng kinh tế và việc làm hơn là thắt chặt lãi suất. Họ thường đưa ra nhiều lập trường hoặc quan điểm ít mạnh mẽ hơn về sự kiện kinh tế.
Đọc thêm: Tổng quan phân tích cơ bản