Để giao dịch được tiền điện tử thì bạn bắt buộc phải có ví tiền điện tử để có thể lưu trữ các coin/token của mình. Vậy ví tiền điện tử là gì? Có các loại ví tiền điện tử nào trên thị trường Crypto? Bài viết hôm nay sẽ trả lời tất cả câu hỏi trên của các bạn. Cùng bắt đầu ngay nào!
Ví tiền điện tử là gì?
Ví tiền điện tử là một phần mềm giúp lưu trữ, gửi, nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như coin/token bên trong đó. Hiểu đơn giản thì ví tiền điện tử cũng giống như một tài khoản ngân hàng. Điểm khác biệt chính là ví này có tính bảo mật cao hơn nhờ cơ chế mã hóa thông tin, không định danh người sở hữu ví và tiền lưu trữ trong ví là tiền điện tử.
I. Các loại ví tiền điện tử
A. Theo mức độ kiểm soát tài sản
1. Centralized Wallet (Ví tập trung)
Khi bạn tham gia giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử tập trung như Binance, Huobi,… bạn sẽ tạo một tài khoản giao dịch ở trên sàn, trong tài khoản ấy, sàn đã tạo ví cho tất cả coin/token có niêm yết trên sàn. Bạn chỉ việc chọn đúng đồng coin/token bạn muốn nạp vào, rồi copy địa chỉ ví và gửi tiền vào.
Ưu điểm: Không phải mất công tạo ví, chỉ cần tạo tài khoản
Nhược điểm:
- Mức độ bảo mật không cao bằng ví phi tập trung
- Tài sản của bạn sẽ bị sàn kiểm soát 100%
- Rủi ro từ bên thứ 3 (sàn) nếu có vấn đề xảy ra
2. Decentralized wallet (Ví phi tập trung)
Ví nóng:
Là loại ví có thể giao dịch bất cứ khi nào bạn muốn, thông qua kết nối internet.
Ưu điểm: Miễn phí và đa dạng lựa chọn hơn và có thể kết nối qua App điện thoại hoặc Tiện ích mở rộng trên trình duyệt.
Nhược điểm: Dễ bị hack hơn so với ví lạnh vì dữ liệu về Private Key được lưu trữ ngay trong App hoặc Extension và luôn luôn kết nối mạng nên hacker dễ tấn công.
Ví lạnh:
Thường ở dạng giống USB, cho phép bạn lưu trữ tiền mã hóa của mình một cách an toàn khi thường xuyên ngoại tuyến. Nó hoạt động tương tự như tài khoản ngân hàng của bạn, nó tự động nhận tiền khi có người gửi cho bạn mà không cần phải kết nối internet tuy nhiên nếu muốn kiểm tra biến động số dư bạn cần kết nối ví lạnh với internet giống như internet banking.
Ưu điểm: Mức độ bảo mật cao hơn.
Nhược điểm: Giá thành cao & thiếu tính linh hoạt.
B. Theo số lượng nền tảng hỗ trợ:
Multiple chain:
Hay còn gọi là Ví đa chuỗi, có thể hỗ trợ nhiều tài sản kỹ thuật số blockchain khác nhau cùng một lúc. Ví đa chuỗi dễ quản lý tài sản crypto hơn vì chỉ cần lưu trữ 1 passphrase cho nhiều ví.
Ví dụ: Ví Coin98 hỗ trợ lưu trữ coin/token của nhiều Blockchain khác nhau: Bitcoin, Ethereum, TomoChain, Binance Chain, TRON, Solana, Celo, Binance Smart Chain, Polkdot, Near, Kusama, Huobi Eco Chain, Avalanche…
Single chain:
Hay còn gọi là ví đơn chuỗi, chỉ có thể lưu trữ, gửi và nhận coin hoặc token của một blockchain cụ thể. Tính bảo mật hơn so với ví đa chuỗi.
Ví dụ: ví Bitcoin Core chính thức của Bitcoin, chỉ hỗ trợ lưu trữ và giao dịch BTC
II. Top các ví tiền điện tử tốt nhất 2021
1. Ví sàn
Ví sàn Binance: Một trong những sàn phổ biến nhất hiện tại, hiện hỗ trợ khá nhiều chuẩn phổ biến như ERC-20, TRC-20,… và cả BEP-20 (Binance Smart Chain) cực phổ biến mà không nhiều sàn hỗ trợ.
Ví sàn FTX: Sàn giao dịch được thành lập vào 2019, ngoài các chuẩn phổ thông như ERC-20, TRC-20, FTX được biết đến như sàn hỗ trợ tốt nhất cho tất cả token của hệ sinh thái Solana, nên nếu anh em muốn lưu trữ token chuẩn SPL của Solana, FTX là nơi không thể tuyệt vời hơn
Ví sàn Kucoin: Không tính những chuẩn phổ biến, thì Kucoin được xem như sàn hỗ trợ sớm nhất chuẩn token của Terra và Celo.
2. Ví trữ nóng
Ví Coin98: Hỗ trợ trên 20 chains, luôn cập nhật các chain hot nhất theo xu thế, nên anh em yên tâm là gần như token nào cũng có thể lưu trữ được ở Coin98 Wallet. Ngoài ra, ví còn tích hợp các DEX phổ biến để có thể mua bán trực tiếp trên ví, giúp anh em giảm bớt thao tác khi giao dịch.
Ví Trust: Một trong những ví ra đời khá sớm, được nhiều anh em sử dụng. Tuy nhiên không hỗ trợ quá nhiều chuẩn token.
Ví Metamask: Metamask nổi tiếng với Extension trên trình duyệt, được tích hợp với gần như tất cả dapp của Crypto. Điểm trừ của Metamask nằm ở việc không lưu trữ được đa dạng chuẩn.
3. Ví trữ lạnh
Các loại ví lạnh tốt nhất hiện nay phải kể đến hai dòng Trezor và Ledger. Ngoại trừ việc khác nhau về chất liệu làm ra ví (Trezor làm bằng nhựa, Ledger làm bằng kim loại), và hỗ trợ hơi khác nhau một chút về tài sản, thì các thứ còn lại không có nhiều điểm khác biệt.
So sánh Trezor và Ledger
Về đồng coin hỗ trợ
– Trezor hỗ trợ các đồng coin cơ bản như: Bitcoin, Bitcoin Cash, Bitcoin Gold, Ethereum, Ethereum Classic, EOS, TRX, Litecoin, Dogecoin, Zcash, Dash, Stratis, Komodo,..và tất cả các token ERC20 (thông qua tích hợp ví MyEtherWallet).
– Không giống như Trezor, ví Ledger hỗ trợ đầy đủ cho hầu hết các đồng tiền, bao gồm cả Ethereum. Điều này có nghĩa, bạn sẽ không phải sử dụng ví MyEtherWallet cho các token Ethereum và ERC-20 chẳng hạn. Ngoài ra, ví Ledger còn hỗ trợ những đồng coin mà ví Trezor không có, điển hình là Ripple.
Về thiết kế, bao bì và màn hình
– Ví Trezor được thiết kế to, có hình thang. Đây là kiểu dáng cổ điển như các loại USB đời cũ. Ví Ledger có dạng thanh nhỏ gọn hơn. Nhìn chung thì Ledger được thiết kế sang trọng và thanh lịch hơn Trezor.
– Màn hình của Trezor lớn, chữ to và rõ rất tiện cho người dùng xem và kiểm tra địa chỉ ví lạnh. Trong khi ví Ledger có màn hình nhỏ, hạn chế ký tự và màu đơn sắc nên đôi khi gây khó khăn trong việc xem và kiểm tra địa chỉ ví.
Về ngoại hình vật lý và độ bền
– Ví Trezor được làm từ nhựa còn Ledger có thân làm bằng thép không gỉ giúp bảo vệ tốt hơn khỏi bị hư hại.
– Mặc khác, hai nút trên ví Ledger không giống với các nút của Trezor – chúng rất gần nhau dễ xảy ra tình trạng nhấn cả hai cùng một lúc. Nên các nút của ví Trezor dễ sử dụng hơn
Về hệ điều hành và thiết bị được hỗ trợ
– Trezor và Ledger đều hoạt động tốt với hệ điều hành Windows, Linux, MacOS. Để sử dụng, cả hai đều cần phải được kết nối với máy tính thông qua cáp micro USB.
Tuy nhiên, cả hai đều cần thêm các phụ kiện hỗ trợ mới có thể kết nối với bất kỳ thiết bị Android nào.
Về thủ tục thiết lập
– Quá trình thiết lập cho cả hai loại ví này đều khá dễ dàng và tương tự nhau. Trong đó sẽ bao gồm hai bước chính là đặt mã PIN và viết ra bản sao lưu hạt giống khôi phục của bạn.
Tương tự như vậy, giao diện của cả hai ví trên web cũng được thiết kế đẹp và dễ sử dụng.
Về phần mềm quản lý ví
– Với Trezor, bạn có thể sử dụng giao diện web hoặc phần mềm do hãng phát triển hoặc phần mềm của bên thứ ba. Bạn nên dùng phần mềm của hãng Exodus để tối ưu hóa các tính năng của ví Trezor. Về khả năng liên kết của Trezor với bên thứ 3 cũng rất ổn định
– Còn với Ledger, phần mềm Ledger Live do chính hãng phát triển có độ tin tưởng cao và hỗ trợ nhiều coin trên cùng một ứng dụng. Có rất ít coin cần phải kết hợp phần mềm quản lý ví của hãng thứ 3. Khả năng liên kết với bên thứ 3 của Leger ít ổn định và thi thoảng xảy ra lỗi.
Về bảo mật
Nhìn chung, các loại ví cứng đều có khả năng bảo mật rất cao không riêng gì Trezor hay Ledger. Chúng đều tạo khóa riêng tư của bạn ngoại tuyến. Ngoài ra, cả Trezor vs Ledger đều cung cấp một hạt giống khôi phục và yêu cầu bạn thiết lập mã PIN để có thể truy cập.
Xét về bảo mật vật lý, Ledger lưu trữ khóa riêng tư của bạn trên các chip an toàn. Những con chip này tương tự con chip bạn thường thấy trên thẻ tín dụng hoặc thẻ SIM. Chúng có mức chứng nhận cao nhất và đảm bảo khóa riêng tư của bạn được bảo mật bằng mật mã. Trong khi Trezor không cung cấp nhiều thông tin về chip của mình.
Trên đây là một số kiến thức về ví tiền điện tử, bây giờ bạn có thể tự mình lựa chọn một ví crypto phù hợp nhất để có thể tiến hành giao dịch và dễ dàng lưu trữ, gửi và nhận tài sản crypto rồi.
Follow và tham gia các nhóm, channel của PAPATRADER để trao đổi thêm thông tin và kiến thức cùng cộng đồng bạn nhé!
Cộng đồng Papatrader: Website | Facebook | Telegram