Nếu chúng ta cho rằng WWW đã cách mạng hóa thông tin và Web 2.0 cách mạng hóa các tương tác thì Web 3.0 có tiềm năng cách mạng hóa các thỏa thuận và trao đổi giá trị. Nó thay đổi các cấu trúc dữ liệu trong backend của Internet. Nhưng chính xác Web 3.0 là gì?
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết.
Xem thêm: Crypto là gì? Phân biệt Coin và Token
I. Sự phát triển của web
Web đã phát triển rất nhiều trong những năm qua. Sự phát triển của web thường được phân chia thành ba giai đoạn riêng biệt: Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0.
1. Web 1.0 – Cách mạng hóa thông tin
Web 1.0 là giai đoạn phát triển đầu tiên của World Wide Web (Viết tắt: www)- được phát minh bởi Nhà khoa học người Anh Tim Berners-Lee, kéo dài khoảng từ năm 1997 đến năm 2005. Web 1.0 được tạo thành hoàn toàn từ các trang web được kết nối bởi các siêu liên kết.
Định nghĩa chính xác của Web 1.0 là một vấn đề gây nhiều tranh luận vì khó có thể tách rời Web 1.0 và Web 2.0 theo dòng thời gian, vậy nên định nghĩa của Web 1.0 hoàn toàn phụ thuộc vào Web 2.0. Nhưng về bản chất, Web 1.0 là một tập hợp các trang web tĩnh hay nói cách khác là các trang web chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và đọc thông tin.
Xem thêm: The Federal Reserve Bank là gì và sự tác động đến thị trường?
2. Web 2.0 – Cách mạng hóa tương tác
Web 2.0 cho phép người dùng tương tác và cộng tác với nhau thông qua tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội với tư cách là người tạo nội dung trong cộng đồng ảo. Điều này trái ngược với thế hệ đầu tiên của các trang web Web 1.0, nơi mọi người bị giới hạn xem nội dung một cách thụ động.
Ví dụ về Web 2.0 bao gồm các trang web mạng xã hội hoặc các trang truyền thông xã hội (ví dụ: Facebook, Blog, Wiki…) (“gắn thẻ” từ khóa trên trang web và liên kết), trang web chia sẻ video (ví dụ: YouTube), trang web chia sẻ hình ảnh (ví dụ: Flickr), dịch vụ lưu trữ, ứng dụng Web (“ứng dụng”), nền tảng tiêu dùng hợp tác và ứng dụng hỗn hợp.
3. Web 3.0 blockchain- Cách mạng hóa trao đổi giá trị
Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến các trang mạng trở nên thông minh so với phiên bản của chúng lúc trước. Đầu tiên, dữ liệu được trình bày dưới dạng tĩnh cho người dùng. Sau đó, người dùng có thể tương tác với dữ liệu đó một cách linh hoạt. Và các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn.
Ở cấp độ cơ bản, ý tưởng đằng sau Web 3.0 là đưa thêm blockchain (web 3.0 blockchain) vào web trên toàn thế giới. Thuật ngữ web 3.0 lần đầu được phát triển vào năm 2006, bởi nhà báo John Markoff của The New York Times. Ông nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng mới của lịch sử web, là thế hệ web thứ 3, và bao gồm những cải tiến và thực hiện cụ thể. Mặc dù chưa được xác định đầy đủ, nhưng Web 3.0 có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa.
Hiện tại, nhiều ứng dụng chỉ được chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 blockchain có thể khiến các ứng dụng không cần phụ thuộc vào thiết bị, nghĩa là chúng sẽ có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không tốn thêm chi phí phát triển. Web 3.0 cũng làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn.
Xem thêm: 5 sàn giao dịch phi tập trung phổ biến nhất
Ngày nay, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng, ứng dụng và các nhà cung cấp này có thể theo dõi thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của các công nghệ sổ cái phân tán, điều đó sẽ sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ.
Ví dụ: Với Web 2.0 để chuyển tiền cho một người khác, ta phải phụ thuộc vào các ứng dụng ngân hàng và cần cung cấp các thông tin cần thiết, ngân hàng có thể theo dõi và chặn giao dịch của bạn. Với Web 3.0 blockchain ta có thể tự do chuyển tiền cho bất kỳ ai chỉ với một chiếc ví non-custodial, những giao dịch này không thể bị ngăn cản.
II. Các tính năng chính của Web 3.0
Để thực sự hiểu về giai đoạn tiếp theo của internet, chúng ta cần xem xét bốn tính năng chính của Web 3.0: Ubiquity, Semantic Web, Trí tuệ nhân tạo (AI), Đồ họa 3D
1. Ubiquity
Ubiquity (tính phổ biến) có nghĩa là nó sẽ hoặc có khả năng sẽ có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là cùng một lúc. Nói cách khác, nó có mặt khắp nơi. Theo nghĩa đó, Web 2.0 đã có tính phổ biến, chẳng hạn như người dùng Facebook có thể chụp ảnh và chia sẻ ảnh ngay lập tức. Điều này có tính phổ biến vì nó có sẵn cho bất kỳ ai dù họ ở đâu, miễn là họ có quyền truy cập nền tảng truyền thông xã hội.
Web 3.0 chỉ đơn giản là đưa điều này tiến thêm một bước nữa bằng cách làm cho mọi người có thể truy cập internet ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Đến một lúc nào đó, các thiết bị kết nối internet sẽ không còn tập trung vào máy tính và điện thoại thông minh như với Web 2.0 nữa vì công nghệ IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) sẽ mang đến vô số loại thiết bị thông minh mới.
Xem thêm: Ví tiền điện tử là gì? Các loại ví tiền điện tử trên thị trường Crypto
2. Semantic Web
Semantic (ngữ nghĩa) là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các từ. Do đó, theo Berners-Lee, Semantic Web (Mạng ngữ nghĩa) cho phép máy tính phân tích vô số dữ liệu từ Web, bao gồm nội dung, giao dịch và liên kết giữa con người với nhau. Việc áp dụng ngữ nghĩa trong Web sẽ cho phép máy móc giải mã ý nghĩa và cảm xúc bằng cách phân tích dữ liệu. Do đó, người dùng internet sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhờ kết nối dữ liệu nâng cao.
3. Trí tuệ nhân tạo (AI)
AI là trí thông minh do máy móc thể hiện.
Và vì máy tính Web 3.0 có thể đọc và giải mã ý nghĩa và cảm xúc được truyền tải bởi một tập hợp dữ liệu, nên nó tạo ra những máy móc thông minh. Mặc dù Web 2.0 có các khả năng tương tự, nhưng nó vẫn chủ yếu dựa vào con người. Điều này tạo ra chỗ đứng cho các hành vi sai trái như đánh giá sản phẩm thiên vị, xếp hạng gian lận…
Xem thêm: 10 mô hình giao dịch Price Action hiệu quả nhất
4. Spatial Web (Web không gian) và Đồ họa 3D
Một số nhà tương lai học còn gọi Web 3.0 là Web không gian vì nó nhằm mục đích xóa mờ ranh giới giữa vật lý và kỹ thuật số bằng cách cách mạng hóa công nghệ đồ họa, đưa vào thế giới ảo ba chiều (3D) một sự tập trung rõ ràng.
Không giống như các đối tác 2D, đồ họa 3D mang đến một cấp độ đắm chìm mới không chỉ cho các ứng dụng trò chơi tương lai như Decentraland, mà còn cho các lĩnh vực khác như bất động sản, y tế, thương mại điện tử, và nhiều lĩnh vực khác.
III. Ưu nhược điểm của Web 3.0
2. Ưu điểm
– Không có trung gian
Trong một mạng lưới phi tập trung, các giao dịch và dữ liệu được trao đổi trực tiếp do đó dữ liệu và tiền của bạn không phải phụ thuộc vào một bên trung gian như Facebook hay Paypal kiểm soát.
– Dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi
Trò chơi mà bạn ưa thích, nội dung tin nhắn hay bất kỳ dữ liệu nào trên Web 3.0 sẽ tồn tại chừng nào Internet còn hoạt động, không ai có quyền truy cập chúng và xóa bỏ.
– Các dịch vụ sẽ hoạt động 24/7
Do các dịch vụ trên Web 3.0 blockchain không có một máy chủ cố định, chúng sẽ hoạt động liên tục chừng nào mạng lưới còn tồn tại. Sự cố mất điện hay dữ liệu hay một máy chủ bị phá hoại sẽ không thể khiến trò chơi yêu thích của bạn bị tạm dừng.
– Dân chủ
Internet sẽ trở nên dân chủ như nó đã từng. Không ai được quyền ngăn cản bạn truy cập Internet. Bạn có thể truy cập Internet vào bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi đâu.
– Kết nối thông minh
Khả năng gắn thẻ ngữ nghĩa của Web 3.0 sẽ cho phép Internet trở nên thông minh và được kết nối hơn. Người dùng có thể sử dụng các thiết bị kết nối internet được gắn thẻ ngữ nghĩa chung để cung cấp website phù hợp, trực quan và cá nhân hóa kinh nghiệm. Nói một cách dễ hiểu, đó là lợi ích của sự kết hợp giữa IoT và công nghệ AI.
2. Nhược điểm
– Không thân thiện với người dùng mới.
Đa số các công nghệ phi tập trung hiện tại không thân thiện với người dùng mới, người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về công nghệ Blockchain để có thể sử dụng.
– Lượng dữ liệu rác khổng lồ
Do dữ liệu tồn tại trên Blockchain mãi mãi nên chúng khiến cho Blockchain ngày càng trở nên nặng hơn. Hơn thế nữa công nghệ Blockchain yêu cầu mỗi nút phải tải toàn bộ dữ liệu Blockchain về khiến cho tổng dung lượng của Blockchain trên toàn mạng lưới càng kinh khủng.
– Khả năng mở rộng
Do vấn đề về bảo mật, một hệ thống phi tập trung không thể tùy ý mở rộng như một hệ thống tập trung. Những Blockchain đời đầu của Bitcoin hay Ethereum nổi tiếng là có khả năng mở rộng cực kỳ kém khiến cho các mạng chạy trên các Blockchain này thường xuyên bị tắc nghẽn. Đây là một vấn đề sống còn mà Web 3.0 cần phải giải quyết nếu muốn đi vào thực tế.
Web 3.0 sẽ cung cấp trải nghiệm duyệt web cá nhân và tùy chỉnh hơn, trợ lý tìm kiếm thông minh hơn và giống con người hơn và các lợi ích phi tập trung khác công bằng hơn. Hi vọng một vài thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Web 3.0.
Xem thêm: Sàn Zeno Markets: Đánh giá nhà môi giới Zeno Markets